Điểm cộng chi tiết cho thí sinh đạt 22,5 điểm trở lên

Theo Linh Thùy (Zingnews.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Từ 2023, theo điều chỉnh các cách tính điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT, thí sinh đạt từ tổng 22,5 điểm trở lên càng cao, điểm ưu tiên càng thấp.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo đó, năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần theo công thức như sau:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường).

Với cách tính này, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ bắt đầu giảm dần đến 0 khi thí sinh đạt tổng 30 điểm cho 3 môn.

Như vậy, nếu học sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Tuy nhiên, nếu thí sinh đó đạt 24 điểm, điểm ưu tiên chỉ còn 0,6 điểm. Tương tự, nếu thí sinh đạt 27 điểm, điểm ưu tiên giảm còn 0,3. Trường hợp thí sinh đạt 29 điểm, em chỉ còn được cộng 0,1 điểm ưu tiên khu vực.

Điểm thi Điểm cộng khu vực 1 Điểm cộng khu vực 2 - nông thôn Điểm cộng khu vực 2 Điểm cộng khu vực 3
22 0,75 0,5 0,25 0
23 0,7 0,46 0,23 0
24 0,6 0,4 0,2 0
25 0,5 0,33 0,16 0
26 0,4 0,26 0,13 0
27 0,3 0,2 0,1 0
28 0,2 0,13 0,06 0
29 0,1 0.06 0,03 0
30 0 0 0 0

Như vậy, không thí sinh nào có điểm xét tuyển vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.

Trao đổi tại Hội nghị tuyển sinh năm 2023 hôm 3/3, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết mức điểm này được đưa ra dựa trên cơ sở khoa học, phân tích dữ liệu.

Trước đó, Bộ GD&ĐT có thông tin qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại.

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên.

Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy sự bất hợp lý là tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn (ở nhiều mức điểm thậm chí tỷ lệ này cao gấp đôi) so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên.

Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh xét tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao, dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn 30.

Do đó, sau khi phân tích và nhận thấy sự bất hợp lý, bộ có sự điều chỉnh và đưa ra mức điểm 22,5 làm mốc giảm điểm ưu tiên nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh.

Theo Bộ GD&ĐT, lấy mức điểm 22,5 làm mốc giảm điểm ưu tiên cho thí sinh là hợp lý. Ảnh: Việt Linh.

Theo Bộ GD&ĐT, lấy mức điểm 22,5 làm mốc giảm điểm ưu tiên cho thí sinh là hợp lý. Ảnh: Việt Linh.

Bên cạnh đó, từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong 2 năm: năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

Theo quy định này, nếu thí sinh tham gia xét tuyển đại học từ năm thứ 3 trở đi sau khi tốt nghiệp THPT thì sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Việc áp dụng này không chỉ đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông mà còn với tất cả các phương thức xét tuyển khác. Do đó, các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển cần phải quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp./.

tin mới

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.