Điểm đến bổ ích cho thiếu nhi dịp hè
(Baonghean) - Vào những ngày hè, một số thư viện dòng họ, thôn, xóm trên địa bàn tỉnh thu hút đông người dân và học sinh đến mượn, trả sách. Từ ngày mô hình thư viện tư nhân ra đời, trẻ em nhiều nơi trở nên hứng thú đọc sách hơn, ít bị lôi cuốn vào những trò chơi vô bổ.
(Baonghean) - Vào những ngày hè, một số thư viện dòng họ, thôn, xóm trên địa bàn tỉnh thu hút đông người dân và học sinh đến mượn, trả sách. Từ ngày mô hình thư viện tư nhân ra đời, trẻ em nhiều nơi trở nên hứng thú đọc sách hơn, ít bị lôi cuốn vào những trò chơi vô bổ.
Năm 2003, thư viện Cây Tùng (Hưng Tân, Hưng Nguyên) được thành lập do Đại tá về hưu Nguyễn Huy Thục đầu tư kinh phí xây dựng, quyên góp sách, thư viện được trang bị phòng đọc, máy vi tính với hơn 700 đầu sách, hơn 5.000 cuốn các loại. Thư viện mở cửa các ngày trong tuần, phục vụ bạn đọc tại chỗ và mượn sách về nhà.
Hàng ngày, thư viện đón hàng chục lượt bạn đọc và hàng chục độc giả mượn sách. Vào dịp hè, số lượng bạn đọc tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường, nhiều hôm, thư viện còn mở cửa vào ban đêm để phục vụ các em học sinh đến đọc truyện, tham khảo các loại sách tìm hiểu về thế giới xung quanh mình hoặc đánh cờ vua, cờ tướng tại phòng đọc. Nhờ có thư viện, các em thiếu nhi trong xã được tiếp cận với các loại báo, tạp chí dành cho thiếu nhi, các loại sách truyện, sách tham khảo; tránh xa các tệ nạn xã hội.
Mô hình Thư viện trường học ởĐô Lương
Để thu hút bạn đọc, thư viện còn tổ chức các hoạt động: thi viết báo tường vào dịp đầu xuân; thi tìm hiểu các sự kiện, có sơ kết khen thưởng; nói chuyện chuyên đề, tổ chức cho các độc giả nhí tích cực đi tham quan thủđô. Chị thủ thư cho biết: "Từ nhiều năm nay, thư viện là điểm đến hấp dẫn của trẻ em trong xóm, trong xã vào dịp hè. Các em đến đây đọc sách được phục vụ nước uống, quạt mát và được các cụ cao tuổi hướng dẫn cách đánh cờ tướng, kể chuyện... Phụ huynh yên tâm hơn khi các cháu có chỗ vui chơi, giải trí, tránh lêu lổng giữa nắng hè, tụ tập vô bổ, đặc biệt tránh xa đuối nước."
Hay như mô hình thư viện khối Trung Hoà (phường Hà Huy Tập, TP. Vinh) ra đời năm 2002 và được đặt ngay ở nhà văn hoá khối. Thư viện được thành lập do 3 người tự nguyện làm công tác theo dõi, quản lý, vận động, quyên góp sách. Để có thêm vốn sách cho thư viện, các bác trong tổ thư viện đã phát động bà con khối phốủng hộ xây dựng tủ sách. Phong trào được nhân dân trong khối hưởng ứng tích cực. Mười năm qua, các gia đình đã đóng góp gần 3.000 đầu sách cho thư viện. Tính đến thời điểm hiện nay, thư viện có khoảng 3.500 đầu sách với đủ các loại như: văn hoá, văn học-nghệ thuật, kinh tế, xã hội, kiến thức pháp luật, tạp chí các loại... Bình thường, thư viện chỉ mở cửa vào ngày chủ nhật, vào dịp hè thì số buổi tăng lên 3 buổi/tuần.
Để khuyến khích con em trong khối chăm chỉđọc sách, các bác trong tổ thư viện có kế hoạch theo dõi sát sao tình hình biến động của bạn đọc, ghi chép cẩn thận các đối tượng mượn sách và cuối năm phát phần thưởng cho những em tham gia đọc, mượn sách nhiều nhất. Món quà chỉ là cuốn sách, quyển vở hay cái bút...nhưng có tác dụng khuyến khích, động viên các em tìm tòi, học hỏi, khơi dậy tinh thần hiếu học. Em Hoàng Văn Nam (học sinh THCS Hà Huy Tập) cho biết: "Những ngày hè, không phải đến trường, em thường đến thư viện đọc sách. Sách ởđây khá đa dạng, từ sách giáo khoa đến sách tham khảo, truyện, kiến thức khoa học thường thức cho đến các loại tạp chí. Hè là dịp em bổ sung cho mình những kiến thức về thế giới xung quanh mình, nghiên cứu những tạp chí khoa học em ưa thích; đọc các sách hướng dẫn kỹ năng sống...".
Bên cạnh đó, mô hình tủ sách dòng họđang dần phát triển tạo nên "hướng mở" phát triển văn hóa đọc cho người dân các vùng nông thôn, đặc biệt là các em thiếu niên, nhi đồng. Từ một số ít sách ban đầu do ông cha để lại, chỉđể phục vụ con cháu trong dòng họ, về sau, người dân trong xóm, trong xã tìm đến mượn đọc, tủ sách dòng họ Hoàng (Diễn Cát, Diễn Châu) trở thành "thư viện" chung của cả làng. Người cao tuổi trong họ vận động con cháu các nơi đóng góp sách chuyển về, rồi lên huyện, lên tỉnh xin thêm, đến nay vốn sách đã lên tới hơn 2.000 bản, trong đó có nhiều sách quý.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh cả 20/20 huyện, thành thịđều có thư viện huyện và khoảng 100 xã có thư viện xã, gần 100% xã có tủ sách pháp luật. Mô hình thư viện khối, xóm, tủ sách dòng họ ra đời, do những người tâm huyết sáng lập với sựđa dạng vềđầu sách, phục vụ tại chỗđã tạo sức hút đối với độc giả. Thư viện cây Tùng, thư viện làng Sen, thư viện khối Trung Hòa (Phường Hà Huy Tập), tủ sách dòng họ Hồ (Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu), dòng họ Hoàng (Diễn Cát, Diễn Châu), dòng họĐặng (Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên)... trở thành điểm sáng trong việc nâng cao dân trí, duy trì văn hóa đọc cho người dân nông thôn. Đặc biệt, ở vùng nông thôn, nơi còn thiếu sân chơi cho trẻ, mô hình thư viện tư nhân này đã trở thành địa chỉ tin cậy, hấp dẫn, điểm đến lý thú, bổ ích cho học sinh vào dịp hè.
Thanh Phúc