Đô Lương - quê hương anh hùng vươn lên tầm cao mới

Hoàng Văn Hiệp - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đô Lương

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Cách đây 60 năm, ngày 19/4/1963, Chính phủ quyết định chia tách huyện Anh Sơn cũ thành huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn ngày nay. Đây là bước ngoặt lịch sử của Đảng bộ và Nhân dân huyện Đô Lương.
Thị trấn Đô Lương. Ảnh tư liệu: Quang Dũng
Thị trấn Đô Lương. Ảnh tư liệu: Quang Dũng

Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập huyện, Đô Lương đang tiếp nối khí thế vươn lên phát triển mạnh mẽ, hội nhập, hướng mục tiêu trở thành thị xã trước năm 2030.

Trải qua 60 năm đoàn kết chiến đấu, xây dựng, phát triển và hội nhập, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quân và dân Đô Lương đã kề vai sát cánh cùng với đồng bào, chiến sỹ cả nước hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế. Quá trình đó đã hun đúc, kết tinh nên truyền thống vô cùng quý báu, vẻ vang và rất đáng tự hào của Đảng, quân và dân Đô Lương nói riêng.

Lãnh đạo huyện Đô Lương thăm mô hình trồng chanh không hạt tại xã Thuận Sơn. Ảnh: Hoàng Vĩnh
Lãnh đạo huyện Đô Lương thăm mô hình trồng chanh không hạt tại xã Thuận Sơn. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Trong chiến tranh, Đô Lương là địa điểm bị đánh phá ác liệt, cũng là nơi hứng chịu sự thảm khốc của trận bom cuối cùng trước khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom trên toàn miền Bắc; và đỉnh điểm bi hùng trong ác liệt, thảm khốc ấy là chiến công và sự hy sinh anh dũng của 13 chiến sỹ thanh niên xung phong vào rạng sáng ngày 31/10/1968, đã làm nên một Truông Bồn huyền thoại và bất tử.

Tổng kết toàn bộ các cuộc chiến tranh vệ quốc, Đô Lương có 4.041 liệt sỹ; 4.862 thương binh, bệnh binh; 263 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 8 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; hơn 800 cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa; có hơn 1.200 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 267 người hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt tù đày; 29.535 người hoạt động kháng chiến được khen thưởng Huân Huy chương; 18 xã được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 11 người được phong hàm tướng lĩnh trong quân đội, công an… Với những đóng góp đó đã góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, huyện Đô Lương vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được hoàn thiện đồng bộ ở thị trấn Đô Lương. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được hoàn thiện đồng bộ ở thị trấn Đô Lương. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Phát huy truyền thống đoàn kết, chiến đấu dũng cảm, kiên cường bất khuất, thời gian sau khi đất nước thống nhất, với truyền thống cần cù trong lao động, sáng tạo trong đổi mới, nên dù gặp rất nhiều khó khăn do vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa phòng chống thiên tai, địch họa… nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, phát huy tinh thần cách mạng tiến công tập trung vào 2 mũi trọng điểm là giải quyết vấn đề lương thực và thực phẩm, quân và dân Đô Lương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là Đô Lương trở thành quê hương “5 tấn” đầu tiên trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh Nghệ An lúc bấy giờ.

Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện qua các kỳ Đại hội XII, XIII, XIV, Đô Lương triển khai đồng bộ, quyết liệt 3 chương trình kinh tế lớn “Lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”; tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thực hiện tốt vai trò liên doanh, liên kết trong sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm nên một số sản phẩm tơ tằm, gốm sứ, đồ mộc xuất khẩu, dệt thảm, thêu ren được tổ chức sản xuất thành hàng hóa và phát huy hiệu quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Công ty May Minh Anh hoạt động hiệu quả tại Đô Lương đã giải quyết cho nhiều lao động có việc làm ổn định. Ảnh: Hoàng Vĩnh
Công ty May Minh Anh hoạt động hiệu quả tại Đô Lương đã giải quyết cho nhiều lao động có việc làm ổn định. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Nắm bắt được tình hình thực tiễn, trong quá trình đổi mới, Đại hội Đảng bộ huyện Đô Lương lần thứ XV đã đề ra 4 mục tiêu tổng quát: Giữ vững ổn định chính trị, giảm đói nghèo, nâng cao dân trí, khuyến khích làm giàu chính đáng; trọng tâm là đổi mới mô hình quản lý hợp tác xã, từ tập trung công hữu, công quản làm triệt tiêu động lực phát triển kinh tế - xã hội, sang bố trí lại cơ cấu sản xuất, phát huy thế mạnh từng vùng.

Từ đó, cả huyện được phân thành 4 vùng kinh tế thực hiện thâm canh, chuyên canh, phát triển cây công nghiệp, trồng cây nguyên liệu, phủ xanh đất trống đồi trọc. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp từng bước giảm, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại tăng nhanh, hàng tiêu dùng cơ bản đáp ứng nhu cầu của thị trường, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Trang trại ứng dụng công nghệ cao ở Đô Lương. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Trang trại ứng dụng công nghệ cao ở Đô Lương. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Đại hội Đảng bộ huyện Đô Lương lần thứ XVI đã đề ra chương trình “5 hóa” với mục tiêu tạo ra những đột phá mới về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, củng cố lại các loại hình hợp tác xã nhằm phát huy vai trò kinh tế nông hộ và tác dụng 3 ngọn cờ hồng trong nông thôn, chuyển thể hình thức quản lý hợp tác xã hiệu quả thấp sang chính quyền điều hành, tạo điều kiện cho nông dân tự nguyện lập ra các hình thức kinh tế hợp tác kiểu mới đa dạng, nhằm huy động tốt hơn mọi nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng với phương châm “dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, từng bước điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, hình thành các trung tâm thị tứ, chợ nông thôn, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, tạo ra sức hút thị trường, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội Đảng bộ huyện Đô Lương lần thứ XVII, XVIII, XIX được tiến hành với khẩu hiệu hành động là “đổi mới, đoàn kết, tiến công, tăng tốc và phát triển; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trọng tâm, xây dựng Đảng làm then chốt, văn hóa làm nền tảng tinh thần; đẩy lùi tiêu cực và các tệ nạn xã hội; xây dựng Đô Lương sớm hội tụ đủ các tiêu chí thành thị xã năm 2015”. Quân và dân Đô Lương tiếp tục bước vào thời kỳ phát triển mới. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng tích cực; hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, bộ mặt nông thôn và đô thị có nhiều khởi sắc.

Huyện Đô Lương luôn quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn phát triển. Ảnh: Hoàng Vĩnh
Huyện Đô Lương luôn quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn phát triển. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, XXI, Đảng bộ và nhân dân huyện Đô Lương đã và đang đoàn kết, đồng lòng phát huy bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, trí tuệ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương; triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hai mục tiêu song song: trở thành đô thị loại IV và huyện nông thôn mới để làm tiền đề cho huyện trở thành thị xã trước năm 2030. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất trong hơn 35 năm đổi mới; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, nhiều dự án lớn được khởi công và đưa vào sử dụng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường.

Suốt chặng đường hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân huyện Đô Lương đã đồng tâm hợp lực biến một vùng quê nghèo khó thành một huyện có tiềm lực kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ phấn đấu trở thành trung tâm phát triển của Tây Nam Nghệ An, trở thành thị xã trước năm 2030. Nhân dân và cán bộ huyện nhà vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng các Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba.

Hội trường nhà văn hóa xóm 3, xã Đông Sơn. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Hội trường nhà văn hóa xóm 3, xã Đông Sơn. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Đô Lương là vùng đất văn hiến với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có nhiều di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc được xếp hạng cấp quốc gia, có những tên làng đã được nhân dân địa danh hóa, hình tượng hóa truyền từ đời này sang đời khác thể hiện khát vọng vươn lên trong học hành khoa bảng. Qua bao thế hệ đã hun đúc nên những phẩm chất cao quý của con người Đô Lương sống nhân nghĩa, thủy chung, tôn trọng lẽ phải, giàu chất nhân văn, rất có tình nghĩa, thông minh, hiếu học và thành đạt... làm rạng danh cho quê hương, đất nước.

Triển lãm ảnh về những thành tựu 60 năm xây dựng và trưởng thành huyện Đô Lương. Ảnh: Thúy Hằng

Triển lãm ảnh về những thành tựu 60 năm xây dựng và trưởng thành huyện Đô Lương. Ảnh: Thúy Hằng

Tự hào về những thành quả đã đạt được trong 60 năm qua và để tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, huyện Đô Lương xác định: Luôn phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu, xây dựng, đổi mới, phát triển và hội nhập; kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng “Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu cách mạng trong từng thời kỳ, lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, hình thành những bước đột phá mới, đẩy mạnh công tác tư tưởng, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy ý chí tự lực tự cường, chủ động khai thác phát huy tối đa các nguồn lực, vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành mục tiêu đề ra.

Quán triệt và vận dụng phương châm phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt; không ngừng rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên về phẩm chất đạo đức và lối sống, nâng cao bản lĩnh chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Những hoạt động chào mừng 60 năm xây dựng và trưởng thành huyện Đô Lương. Ảnh: Thúy Hằng:

Những hoạt động chào mừng 60 năm xây dựng và trưởng thành huyện Đô Lương. Ảnh: Thúy Hằng:

Tiếp nối truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Đô Lương tiếp tục vững bước tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đưa công cuộc đổi mới toàn diện của quê hương Đô Lương anh hùng vươn lên tầm cao mới./.

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.