Độc đáo công trình kiến trúc lấy cảm hứng từ tự nhiên

18/09/2017 17:22

Công nghệ mới hiện nay giúp các kiến trúc sư tái tạo lại cấu trúc phức tạp trong tự nhiên, điển hình như ngôi đền Hoa Sen ở Ấn Độ hay cây cầu Helix xoắn ốc ở Singapore.

Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh (Bắc Kinh, Trung Quốc): Còn có biệt danh là
Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh (Bắc Kinh, Trung Quốc): Còn có biệt danh là "Tổ Chim", sân vận động này được thiết kế bởi công ty kiến trúc Thụy Sĩ Herzog & de Meuron cho Thế vận hội 2008. Phần bên trong hình chiếc bát, mái và cầu thang được tích hợp vào cấu trúc không gian dạng lưới của công trình, tạo hình bằng những khung thép xếp chồng lên nhau. Lấp đầy giữa những khoảng trống là lớp màng trong suốt, giống như loài chim lấp đầy tổ. Ảnh: Xiaoyang Liu/Getty Images.
Đền Hoa Sen (New Delhi, Ấn Độ): Lấy cảm hứng từ hình dạng hoa sen, kiến trúc sư Fariborz Sahba lên ý tưởng về 27 khối đá cẩm thạch hình cánh hoa, sắp xếp thành các nhóm gồm 3 khối, tạo thành 9 mặt. Vật liệu xây dựng lấy từ núi Penteli ở Hy Lạp, cùng nguồn gốc với đền Parthenon ở Athens. Đền chính thức mở cửa cho công chúng vào năm 1986. Sảnh trung tâm có thể chứa tới 2.500 tín đồ. Ảnh: Getty Images.
Đền Hoa Sen (New Delhi, Ấn Độ): Lấy cảm hứng từ hình dạng hoa sen, kiến trúc sư Fariborz Sahba lên ý tưởng về 27 khối đá cẩm thạch hình cánh hoa, sắp xếp thành các nhóm gồm 3 khối, tạo thành 9 mặt. Vật liệu xây dựng lấy từ núi Penteli ở Hy Lạp, cùng nguồn gốc với đền Parthenon ở Athens. Đền chính thức mở cửa cho công chúng vào năm 1986. Sảnh trung tâm có thể chứa tới 2.500 tín đồ. Ảnh: Getty Images.
Tòa nhà Atomium (Brussels, Bỉ): Vốn xây dựng để phục vụ Hội chợ Thế giới năm 1958, điểm nhấn của tòa nhà kỳ lạ cao hơn 100 m này là 9 quả cầu liên kết với nhau. Kỹ sư Andre Waterkeyn cùng 2 kiến trúc sư Andre và Jean Polak mô phỏng tòa nhà theo dạng tinh thể sắt lập phương phóng đại 165 tỉ lần, nhằm thể hiện niềm tin vào sự tiến bộ khoa học. Hiện nay, tòa nhà được dùng làm bảo tàng và tổ chức các cuộc triển lãm. Ảnh: Yann Arthus-Bertrand/Getty Images.
Tòa nhà Atomium (Brussels, Bỉ): Vốn xây dựng để phục vụ Hội chợ Thế giới năm 1958, điểm nhấn của tòa nhà kỳ lạ cao hơn 100 m này là 9 quả cầu liên kết với nhau. Kỹ sư Andre Waterkeyn cùng 2 kiến trúc sư Andre và Jean Polak mô phỏng tòa nhà theo dạng tinh thể sắt lập phương phóng đại 165 tỉ lần, nhằm thể hiện niềm tin vào sự tiến bộ khoa học. Hiện nay, tòa nhà được dùng làm bảo tàng và tổ chức các cuộc triển lãm. Ảnh: Yann Arthus-Bertrand/Getty Images.
Cầu Helix (Singapore): Một nhóm kiến trúc sư quốc tế đã thiết kế cây cầu đi bộ trải dài trên vịnh Marina, nối liền khách sạn, trung tâm thương mại với Bảo tàng Nghệ thuật Khoa học và khu vườn Gardens by the Bay. Cây cầu làm bằng thép không gỉ, lấy cảm hứng từ cấu trúc xoắn kép của phân tử DNA. Mở cửa vào năm 2010, công trình dài hơn 280 m này có 5 bệ ngắm cảnh, cho người đi bộ ngắm nhìn khung cảnh thành phố. Ảnh: Tuul & Bruno Morandi/Getty Images.
Cầu Helix (Singapore): Một nhóm kiến trúc sư quốc tế đã thiết kế cây cầu đi bộ trải dài trên vịnh Marina, nối liền khách sạn, trung tâm thương mại với Bảo tàng Nghệ thuật Khoa học và khu vườn Gardens by the Bay. Cây cầu làm bằng thép không gỉ, lấy cảm hứng từ cấu trúc xoắn kép của phân tử DNA. Mở cửa vào năm 2010, công trình dài hơn 280 m này có 5 bệ ngắm cảnh, cho người đi bộ ngắm nhìn khung cảnh thành phố. Ảnh: Tuul & Bruno Morandi/Getty Images
Vương cung thánh đường Sagrada Familia (Barcelona, Tây Ban Nha): Kiến trúc sư Antoni Gaudi lấy cảm hứng từ thiên nhiên để thiết kế nhà thờ Công giáo La Mã này, mô tả mối quan hệ giữa nhân loại, tự nhiên và tôn giáo. Công trình này mô phỏng thân cây và các tán phân nhánh, nâng đỡ khung vòm cao khoảng 46 m, khiến du khách cảm thấy như đang bước vào một khu rừng khổng lồ. Ảnh: Getty Images.
Vương cung thánh đường Sagrada Familia (Barcelona, Tây Ban Nha): Kiến trúc sư Antoni Gaudi lấy cảm hứng từ thiên nhiên để thiết kế nhà thờ Công giáo La Mã này, mô tả mối quan hệ giữa nhân loại, tự nhiên và tôn giáo. Công trình này mô phỏng thân cây và các tán phân nhánh, nâng đỡ khung vòm cao khoảng 46 m, khiến du khách cảm thấy như đang bước vào một khu rừng khổng lồ. Ảnh: Getty Images.
Tòa nhà Aldar (Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất): Tòa nhà chọc trời hình tròn nổi bật giữa sa mạc Abu Dhabi được xây dựng năm 2010. Lấy cảm hứng từ vỏ trai, Marwan Zgheib cùng công ty MZ Architects ở Lebanon đã thiết kế công trình này để ghi nhớ di sản biển của thành phố. Hệ thống lưới bên ngoài giúp tạo ra lớp kính cong ấn tượng của tòa nhà. Với độ cao khoảng 110 m (23 tầng) và nằm trên một bán đảo khá cao, tòa nhà có tầm nhìn bao quát cả thành phố và khu vực ven biển. Ảnh: Alluring World.
Tòa nhà Aldar (Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất): Tòa nhà chọc trời hình tròn nổi bật giữa sa mạc Abu Dhabi được xây dựng năm 2010. Lấy cảm hứng từ vỏ trai, Marwan Zgheib cùng công ty MZ Architects ở Lebanon đã thiết kế công trình này để ghi nhớ di sản biển của thành phố. Hệ thống lưới bên ngoài giúp tạo ra lớp kính cong ấn tượng của tòa nhà. Với độ cao khoảng 110 m (23 tầng) và nằm trên một bán đảo khá cao, tòa nhà có tầm nhìn bao quát cả thành phố và khu vực ven biển. Ảnh: Alluring World.
Tháp Đài Bắc 101 (Đài Loan, Trung Quốc): Với độ cao khoảng 510 m, tòa nhà chọc trời cao 101 tầng này từng là tòa nhà cao nhất thế giới tại thời điểm ra mắt năm 2004. Kiến trúc sư nổi tiếng C.Y.Lee mô phỏng tòa nhà theo hình thân tre với các đốt mang đầy tính biểu tượng. Có tổng cộng 8 phân đoạn, mỗi đoạn gồm 8 tầng - một con số may mắn trong văn hóa Trung Quốc. Các phân đoạn vừa giống hình đốt tre, vừa làm theo hình dáng các ngôi chùa ở châu Á. Ảnh: Frank Heuer/Laif/Redux.
Tháp Đài Bắc 101 (Đài Loan, Trung Quốc): Với độ cao khoảng 510 m, tòa nhà chọc trời cao 101 tầng này từng là tòa nhà cao nhất thế giới tại thời điểm ra mắt năm 2004. Kiến trúc sư nổi tiếng C.Y.Lee mô phỏng tòa nhà theo hình thân tre với các đốt mang đầy tính biểu tượng. Có tổng cộng 8 phân đoạn, mỗi đoạn gồm 8 tầng - một con số may mắn trong văn hóa Trung Quốc. Các phân đoạn vừa giống hình đốt tre, vừa làm theo hình dáng các ngôi chùa ở châu Á. Ảnh: Frank Heuer/Laif/Redux.
Những ngôi nhà hình lập phương (Rotterdam, Hà Lan): Kiến trúc sư Piet Blom lấy cảm hứng từ rừng cây khi thiết kế những ngôi nhà tại Hà Lan vào năm 1977. Mỗi khối lập phương màu vàng tươi đều nghiêng 45 độ và neo vào một cột tháp hình lục giác, tượng trưng cho một cây. Lối vào nhà nằm bên trong
Những ngôi nhà hình lập phương (Rotterdam, Hà Lan): Kiến trúc sư Piet Blom lấy cảm hứng từ rừng cây khi thiết kế những ngôi nhà tại Hà Lan vào năm 1977. Mỗi khối lập phương màu vàng tươi đều nghiêng 45 độ và neo vào một cột tháp hình lục giác, tượng trưng cho một cây. Lối vào nhà nằm bên trong "thân cây" bê tông, có xây một cầu thang. Đây là nhà riêng của người dân, nhưng du khách vẫn có thể vào tham quan. Ảnh: Brian George/Alamy Stock Photo.
Tòa nhà 30 St Mary Axe (London, Anh): Tòa nhà thường được biết đến với tên Gherkin (quả dưa chuột) do kiến trúc sư nổi tiếng Norman Foster thiết kế, lấy cảm hứng từ tấm bọt biển sinh ra thần vệ nữ Venus. Bề mặt tòa nhà làm từ các lớp kính dạng kim cương, sắp xếp theo hình mắt lưới. Với chiều cao 180 m, công trình  này là một biểu tượng của thủ đô nước Anh. Ảnh: Londontopia.
Tòa nhà 30 St Mary Axe (London, Anh): Tòa nhà thường được biết đến với tên Gherkin (quả dưa chuột) do kiến trúc sư nổi tiếng Norman Foster thiết kế, lấy cảm hứng từ tấm bọt biển sinh ra thần vệ nữ Venus. Bề mặt tòa nhà làm từ các lớp kính dạng kim cương, sắp xếp theo hình mắt lưới. Với chiều cao 180 m, công trình này là một biểu tượng của thủ đô nước Anh. Ảnh: Londontopia.

Theo Zing

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Độc đáo công trình kiến trúc lấy cảm hứng từ tự nhiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO