Đôi lời bàn lại

(Baonghean.vn) - Là đứa con của “Lường”, tôi thật sự bồi hồi khi được đọc bài viết “Một cảm nhận xứ Lường” (Báo Nghệ An cuối tuần, ngày 4/12/2011). Sau những cảm xúc do “cảm nhận” lý trí bỗng bật ra mấy điều xin được trao đổi lại để “cảm nhận” không dẫn đến nhận lầm...

Không phải “trai Cát Ngạn gái Đô Lương” mà phải là “trai Cát ngạn, gái Đò Lường”. Vì sao, xin không lý giải sợ nó dài dòng ra.

Còn lời trong bài ví “Giận thương”:

Chính thương anh nên em bàn với mẹ

Phải ngăn anh không đi chuyến ngược Lường

Thì còn mới, chứ chưa “cổ” được. Bởi đây không phải do “các cụ” ngày xưa đặt ra. Đây là một câu hát trong hoạt cảnh dân ca của ông Nguyễn Trung Phong, một tác giả nổi tiếng về kịch và hoạt cảnh dân ca quê Diễn Bình, Diễn Châu nói về cái việc đừng bỏ công việc của hợp tác xã để ngược Lường đi buôn. Cho nên câu hát này có sau, chứ không phải có trước câu “trai Cát Ngạn, gái Đò Lường”.

Địa danh “Lường” từ đó gắn với sông Lường, bến Đò Lường, chợ Lường có từ lúc nào và tại sao mà có đến nay, vẫn chưa ai tỏ cả? Nếu vì thế mà liên tưởng chuyện buôn bán quê ông Trạng Lường Lương Thế Vinh, theo đường biển rồi ngược sông Lam lên đến đây buôn bán mà có tên Lường, thì e không ổn?

Lại đến chuyện chợ Lường. Đây có lẽ là một cái chợ độc đáo của Nghệ An ta. Nó vốn có một chợ hàng hoá ở khối 1 thị trấn, họp hàng ngày từ sáng đến chiều. Mỗi tháng có 3 phiên đại vào các ngày 9, 19 , 29 âm lịch. Cùng đó có một chợ chuyên buôn bán trâu bò chỉ họp vào các ngày phiên đại. Hai chợ này cách nhau độ ba bốn trăm mét gì đó. Khi nói về chợ Lường, người ta thường nói chủ yếu về chợ hàng hoá.

Đập bara Đô Lương, ngăn sông Lam để dâng nước lên trong mùa nước cạn đủ đưa nước theo kênh đào về tưới cho đồng ruộng ba huyện Diễn – Yên - Quỳnh. Công trình này do ai thiết kế còn phải tìm cứ liệu chứ chưa thể nói là do ông Hoàng Xuphunuvông thiết kế được. Chỉ biết là Hoàng thân Xuphunuvông có thời gian đã làm việc ở công trình xây dựng hệ thống đại thuỷ nông này. Thế thôi! Còn vị trí của đập bara thì nó chỉ có thể ở cái chỗ hiện nay nó đang ở - không thể ngược thêm lên, cũng chẳng thể xuôi thêm xuống, bởi do địa thế chứ không phải do ý muốn chủ quan - dẫu là vô cùng tốt đẹp đi nữa của các nhà thiết kế.

“Một cảm nhận xứ Lường” là một bài bút ký, là văn chương, là cảm nhận, dĩ nhiên là được quyền liên tưởng, được quyền mơ mộng… Song, không vì thế mà để rơi vào những liên tưởng mang tính gán ghép, dẫn đến sự nhầm lẫn không đáng có và không nên có. Những người già như chúng tôi, đọc sự nhầm lẫn cũng chỉ cười. Nhưng lớp con cháu sau này đọc thế, chúng tưởng thế là thật thì gay!

Trương Công Anh

tin mới

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những Trung thu rộn ràng, ấm áp đã được tổ chức hướng về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Để giữa bộn bề cuộc sống, các em nhỏ vẫn có những khoảng trời trong trẻo, hồn nhiên và ấm áp theo cách riêng của mình...

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

(Baonghean.vn) - Những ngày này, không khí náo nức, vui vẻ của Tết Trung thu đã và đang tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, từ thành thị đến miền núi cao... Thế nhưng ở xóm chài nhỏ dưới chân cầu Yên Xuân, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, các em vẫn lặng lẽ như thường ngày.

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

(Baonghean.vn) - Hầu hết những người Nghệ đang sinh sống, làm việc, công tác tại thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đều chịu thương chịu khó làm ăn, đoàn kết tốt, coi Vũng Tàu là quê hương thứ hai nhưng không bao giờ quên quê hương Nghệ An - nơi họ đã sinh ra từ đó.

Mang Trung thu lên bản Huồi Mới

Mang Trung thu lên bản Huồi Mới

(Baonghean.vn) - Ngày 22/9, Báo Nghệ An phối hợp cùng Team Bạch Mã (trực thuộc CLB Xe Bán tải địa hình Việt Nam) và Đồn Biên phòng Tri Lễ tổ chức Trung thu và tặng quà cho học sinh mầm non và tiểu học tại bản người Mông Huồi Mới, xã Tri Lễ (huyện Quế Phong).