Đông Âu gia tăng chi tiêu quốc phòng

(Baonghean) - Thứ Hai, ngày 13/4, Viện Quốc tế Nghiên cứu về hòa bình ở Stockholm (SIPRI) công bố cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraina đã khiến các khoản chi tiêu dành cho quốc phòng của Nga và các nước ở Đông Âu buộc phải thay đổi.
Mộp lễ duyệt binh ở Rumani. 	Ảnh: AP
Mộp lễ duyệt binh ở Rumani. Ảnh: AP
Theo thống kê của SIPRI, Mỹ vẫn là quốc gia dành đầu tư nhiều nhất cho quốc phòng. Nhưng những chi phí này trong năm 2014 đã giảm 6,5% so với năm 2013, chỉ còn 610 tỷ USD. Mặc dù có giảm nhưng mức đầu tư vào quốc phòng của Mỹ vẫn cao hơn 45% so với thời điểm trước khi xảy ra vụ khủng bố 11/9/2001.
Ngay sau vị trí của Mỹ là Trung Quốc với  số tiền 216 tỷ USD dành cho quân sự, tăng 9,7% so với năm trước. Còn Nga đứng vị trí thứ 3 với số tiền 84,5 tỷ USD. Nhưng có vẻ như các khoản ngân sách dành cho quân sự của xứ sở Bạch Dương vẫn còn tăng lên nữa, nhất là khi tình hình chiến sự ở miền đông Ukraina chưa được giải quyết dứt điểm.
Các nhà nghiên cứu cho biết, chỉ trong năm 2014, các khoản chi phí dành cho việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Nga tăng 8,1%. Trong mấy tháng đầu năm 2015, các khoản đầu tư cho quân sự ở Nga tiếp tục tăng thêm 15%. Dường như cuộc xung đột ở Ukraina khiến cho nhiều quốc gia ở Trung Âu, ở vùng Baltic và ở cả Bắc Âu đang phải xem xét lại chính sách quốc phòng của mình.
Ông Sam Perlo Freeman, một trong những chuyên gia của SIPRI cho biết “Cuộc khủng hoảng ở Ukraina đã thay đổi căn bản tình hình an ninh ở châu Âu”. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà quan sát mới chỉ ghi nhận các nước láng giềng của Nga thay đổi về chi tiêu quân sự.
Về các nước Đông Âu, trong năm 2014, Ukraina đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 4 tỷ USD, tương đương tăng 23% so với năm trước đó. Con số này được sự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2015. Ba Lan cũng cho tăng chi tiêu quốc phòng lên 13% vào năm 2014, đồng thời dự kiến tăng lên 38% vào năm 2015.
Trong khi đó, nhìn chung các nước trên thế giới đều đang giảm các khoản chi tiêu quốc phòng của nước mình. Đây là năm thứ 3 liên tiếp SIPRI ghi nhận việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng của các nước. Bằng chứng là các khoản đầu tư quân sự trong năm 2014 giảm 0,4% so với năm trước, tương đương với 1.1776 tỷ USD. SIPRI cho biết “Các quốc gia như Mỹ và Tây Âu liên tục cắt  giảm các khoản chi tiêu quốc phòng trong những năm gần đây, nhưng phần còn lại của thế giới vẫn duy  trì trong năm 2014, mặc dù các khoản chi tiêu quốc phòng tại Mỹ Latinh vẫn không thay đổi đáng kể”.
Tại châu Phi, chi tiêu quân sự tăng 5,9% trong khi ở châu Á và châu Đại Dương tăng 5%. Riêng tại châu Á, Trung Quốc được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi tiêu dành cho quốc phòng tại khu vực khi nước này dành khoảng 2% và 2,2% GDP dành cho quốc phòng trong 10 năm vừa qua.
Chu Thanh 
Theo Le Monde 13/4

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.