Du lịch cộng đồng miền Tây xứ Nghệ sẵn sàng đón khách trở lại

(Baonghean.vn) - Khi ngành du dịch chuẩn bị đón khách quốc tế trở lại, các điểm du lịch cộng đồng ở miền Tây xứ Nghệ cũng gấp rút sửa sang cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho việc đón tiếp du khách.

Sẵn sàng cho việc đón khách

Sau một thời gian phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến thời điểm hiện nay, nhiều điểm du lịch cộng đồng, các homestay trên địa bàn miền Tây Nghệ An đã sẵn sàng để đón tiếp du khách trở lại.

Chị Lang Thị Tâm - Chủ nhiệm HTX du lịch cộng đồng Hoa Tiến (Châu Tiến, Quỳ Châu), một điểm du lịch cộng đồng dân tộc Thái nổi tiếng ở Quỳ Châu cho biết: Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, các homestay trong HTX đã linh hoạt chuyển đổi sang nhiều hoạt động khác để duy trì sự tồn tại, như dệt thổ cẩm, tổ chức dịch vụ ẩm thực. Hiện nay, khi ngành du lịch đang từng bước mở cửa để đón khách du lịch quốc tế, các homestay cũng đang sửa sang lại để đảm bảo đáp ứng các dịch vụ một cách tốt nhất khi có du khách ghé thăm. 

Homestay tại bản Hoa Tiến (Châu Tiến, Quỳ Châu), đã sẵn sàng chuẩn bị các dịch vụ, các sản phẩm truyền thống để phục vụ cho nhu cầu của du khách khi hoạt động trở lại. Ảnh: Tiến Đông
Homestay tại bản Hoa Tiến (Châu Tiến, Quỳ Châu), đã sẵn sàng chuẩn bị các dịch vụ, các sản phẩm truyền thống để phục vụ cho nhu cầu của du khách khi hoạt động trở lại. Ảnh: Tiến Đông

Chị Tâm cũng cho biết, bình quân mỗi homestay có thể đáp ứng nhu cầu lưu trú cho 25-30 khách mỗi đêm, ngoài việc liên kết, phối hợp với các cơ quan chức năng để xây dựng điểm đến, tour, tuyến, hiện tại các homestay ở đây đã chủ động trong việc chuẩn bị cơ sở, vật chất phòng chống dịch.

Tại mỗi điểm đều chuẩn bị nhiều hộp khẩu trang, nước rửa tay, thậm chí cả bộ test Covid-19 để đảm bảo an toàn cho du khách khi đến và khi rời đi. Các thiết bị phun khử khuẩn cũng sẵn sàng để tiến hành khử khuẩn ngay sau khi có đoàn khách đến. 

Các bản làng người Thái ở huyện miền núi Quế Phong đã sẵn sàng trở thành điểm đến phục vụ du khách tham quan. Ảnh: Tiến Đông
Các bản làng người Thái ở huyện miền núi Quế Phong đã sẵn sàng trở thành điểm đến phục vụ du khách tham quan. Ảnh: Tiến Đông
Khu vực miền Tây Nghệ An gồm 11 huyện, thị với 6 dân tộc anh em sinh sống. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, sự đa dạng về phong tục, tập quán, là tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Hiện nay, khu vực này có 6 huyện đã xuất hiện loại hình du lịch bằng homestay gắn với du lịch cộng đồng, như: Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương, Quỳ Châu, Quế Phong. 

Đặc biệt, theo chị Tâm, trong thời gian nghỉ dài ngày do dịch bệnh, các homestay cũng đã có dịp đánh giá lại hoạt động của mình, từ đó nâng cao kỹ năng phục vụ, nhất là ở khâu hướng dẫn, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của địa phương cho du khách.

Các homestay cũng đã cử người tham gia các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng hướng dẫn, để khi cần thì ai cũng có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho khách tham quan, lưu trú. Đồng thời sáng tạo những món ăn mới, các dịch vụ hấp dẫn hơn để thu hút khách du lịch. 

Ông Sầm Thanh Hoài – Chủ tịch UBND xã Châu Tiến cho biết: Hiện tại trên địa bàn xã đã có 7 homestay, địa phương cũng đã xây dựng các kế hoạch nhằm phát triển du lịch, xây dựng quy chế, quy tắc ứng xử đối với khách du lịch cho bà con nhân dân. Đồng thời giao cho các chi hội tổ chức đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan làng bản để phục vụ cho du lịch cộng đồng. Do hiện nay du lịch cộng đồng ở Quỳ Châu chủ yếu tập trung tại bản Hoa Tiến nên tuyến đường dẫn vào bản cũng đang được gấp rút hoàn thành, đảm bảo việc di chuyển thuận lợi cho du khách.

Điểm du lịch thác 7 tầng tại xã Hạnh Dịch (Quế Phong) hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong thời gian tới. Ảnh: P.V
Điểm du lịch thác 7 tầng tại xã Hạnh Dịch (Quế Phong) hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong thời gian tới. Ảnh: P.V

Tại điểm du lịch thác 7 tầng (xã Hạnh Dịch, Quế Phong), dù nằm cách trung tâm huyện khoảng 30km, nhưng hiện tại ở khu vực này, hệ thống các homestay, điểm nghỉ, các nhà gỗ, phục vụ cho nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi khi thăm thác của du khách cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng. 

Ông Hà Thanh Long – Phó Chủ tịch UBND xã Hạnh Dịch cho biết: Hiện tại, xung quanh khu vực thác đã có một số homestay được xây dựng, và được ngành du lịch lựa chọn thành điểm đến trong hành trình khám phá miền Tây Nghệ An. Để đảm bảo cảnh quan xung quanh khu vực thác, xã chỉ cho phép các hộ dân làm lán, nhà bằng gỗ và tre, việc đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống dịch cũng được ưu tiên hàng đầu. 

Ở khu vực huyện Con Cuông, nhiều homestay sau thời gian hoạt động cầm chừng, nay đã sẵn sàng đón khách. Trong năm 2021, các homestay trên địa bàn Con Cuông chỉ thu được 889.000.000 đồng từ du lịch cộng đồng. Khi ngành du lịch mở cửa đón khách quốc tế trở lại, nhiều hộ dân kinh doanh homestay hy vọng doanh thu sẽ tăng lên. 

Đảm bảo an toàn khi quay lại hoạt động 

Ông Dương Hoàng Vũ – Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, dù hệ thống homestay, farmstay mới xuất hiện trên địa bàn huyện trong thời gian gần đây nhưng bước đầu đã xây dựng được thương hiệu và được nhiều du khách biết đến. Tuy nhiên, để có thể đón được khách quốc tế và khách ngoại tỉnh đòi hỏi phải có sự đầu tư nhiều hơn nữa, nhất là cơ sở vật chất, hạ tầng, và phải có sự liên kết chặt chẽ với các điểm du lịch cộng đồng khác trong toàn tỉnh.

Lãnh đạo huyện Quế Phong khảo sát để tiến tới kêu gọi đầu tư xây dựng tour trải nghiệm trên lòng hồ Thủy điện Hủa Na. Ảnh: Đ.C
Lãnh đạo huyện Quế Phong khảo sát để tiến tới kêu gọi đầu tư xây dựng tour trải nghiệm trên lòng hồ Thủy điện Hủa Na. Ảnh: Đặng Cường

Dù du lịch cộng đồng là định hướng phát triển cho du lịch của địa phương trong thời gian tới. Tuy nhiên không vì sức ép phát triển mà vội vàng hoạt động khi chưa đảm bảo cơ sở vật chất, nhất là trong công tác phòng chống dịch bệnh. 

Ông Dương Hoàng Vũ - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong 

Trước khi mở cửa đón khách du lịch quốc tế, thời gian qua ngành Du lịch Nghệ An cũng đã phối hợp với các chuyên gia du lịch hoàn thành việc khảo sát, hoàn thiện sản phẩm du lịch mới mạo hiểm "Chinh phục đỉnh Pù Xai Lai Leng",  du lịch sinh thái trải nghiệm "Chèo thuyền Kayak - đi bộ, leo núi (trekking) - đạp xe địa hình leo núi (mountain bikking)" từ Phà Lài, bản Xiềng đi bản Cò Phạt, xã Môn Sơn huyện Con Cuông; xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng tại Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu... để phục vụ nhu cầu của khách du lịch và các sản phẩm du lịch trải nghiệm các vườn hoa tại các huyện miền Tây Nghệ An.

Thung lũng Môn Sơn, nơi có sông Giăng và đập Phà Lài thơ mộng là điểm dừng chân lý tưởng của du khách. Ảnh: Sách Nguyễn.
Thung lũng Môn Sơn, nơi có sông Giăng và đập Phà Lài thơ mộng là điểm dừng chân lý tưởng của du khách. Ảnh: Sách Nguyễn.

Năm 2022 ngành Du lịch Nghệ An phấn đấu đón và phục vụ 3,3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 10 ngàn lượt khách quốc tế, có 3 triệu lượt khách lưu trú, doanh thu dịch vụ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng.

Thời gian qua, ngành Du lịch Nghệ An cũng đã phối hợp với các đơn vị lữ hành xây dựng tour caravan “Khám phá về miền Tây Nghệ An” tùy chọn từ 3 đến 6 ngày hay “Khám phá cung đường miền Tây Nghệ An” với 6 ngày 5 đêm di chuyển khắp các cung đường từ Tây Bắc đến Tây Nam Nghệ An. 

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An

Ông Nguyễn Mạnh Cường – Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An cho biết: Với nhiều tour, tuyến đã được xây dựng để khám phá miền Tây Nghệ An trong thời gian qua, việc các địa điểm du lịch cộng đồng, hệ thống homestay, farmstay sẵn sàng cơ sở vật chất, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách là điều hết sức quan trọng. Ngành cũng đã đề nghị các địa phương quan tâm đến công tác đầu tư, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, nhằm tạo nên sự đa dạng, tránh sự nhàm chán. Đặc biệt cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong đón tiếp, phục vụ du khách, góp phần xây dựng hình ảnh thân thiện, mến khách của du lịch cộng đồng Nghệ An đến bạn bè trong nước và quốc tế./. 

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.