Tuyến đường từ bản Xiềng, xã Môn Sơn (Con Cuông) vào 2 bản người Đan Lai là Cò Phạt và Khe Búng dài 20 km nhưng hầu hết là đường đèo dốc. Đây là nơi khó khăn nhất về giao thông ở huyện Con Cuông cũng như vùng miền núi Nghệ An. Ảnh: Hữu Vi Ngày nắng ráo, để vào được bản gần nhất là Cò Phạt cũng mất hàng giờ đồng hồ. Những lúc mưa gió lại càng vất vả hơn. Có những quãng đường dốc, xe gắn máy phải có người đẩy giúp mới có thể đi qua. Ảnh: Đình Tuyên Cò Phạt và Khe Búng là 2 bản người Đan Lai với biệt danh "bộ tộc ngủ ngồi". Hai bản này có gần 250 hộ dân, với trên 1.000 nhân khẩu. Có 2 điểm trường tiểu học và 2 điểm trường mầm non. Ảnh: Hữu Vi Đầu tuần và cuối tuần là khoảng thời gian vất vả nhất của các thầy, cô giáo khi phải điều khiển xe gắn máy trên tuyến đường này. Các giáo viên phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người dân trong bản để đưa xe vượt dốc. Ảnh: Đình Tuyên Theo thông tin từ chính quyền địa phương, 9 năm trước, tuyến đường này được mở mới với mục đích phá thế bị cô lập của cộng đồng người Đan Lai ở 2 bản Cò Phạt và Khe Búng với bên ngoài. Trước đây, để vào được địa bàn này, người ta thường chỉ có thể đi bằng thuyền trên sông Giăng. Ảnh: Hữu Vi Tuy nhiên, hiện tại người dân 2 bản, các thầy, cô giáo và học sinh vẫn phải đi lại trên tuyến đường này. Trên địa bàn cũng là nơi đứng chân của 1 trạm kiểm soát và 1 tổ công tác của Đồn Biên phòng Môn Sơn và 1 trạm kiểm lâm của Vườn Quốc gia Pù Mát. Ảnh: Đình Tuyên 2 bản Cò Phạt và Khe Búng cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cấp, ngành Trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội và truyền thông. Việc hoàn thiện về giao thông sẽ giúp người dân nơi đây có thêm những bước phát triển. Ảnh: Hữu Vi
Clip: Đình Tuyên
POWERED BY
ONE CMS - A PRODUCT OF
NEKO