Duyệt phim quá dễ dãi
Những ngày qua, dư luận đang rất bức xúc vì "cảnh nóng” trong bộ phim truyền hình "Hoa nắng”. Hơn nửa phút phim với những hình ảnh phản cảm ngang nhiên xuất hiện trên sóng "giờ vàng” VTV3 cho thấy, các nhà Đài đang quá dễ dãi khi duyệt những bộ phim do tư nhân sản xuất.
Thời gian gần đây, việc làm phim truyền hình đã được nới lỏng. Các hãng tư nhân ồ ạt nhập cuộc chinh phục khán giả màn ảnh nhỏ. Bên cạnh những khía cạnh tích cực như số lượng phim được tăng lên, đáp ứng đủ thời lượng phủ sóng phim Việt của các Đài, thì chất lượng những bộ phim xã hội hóa cũng đang trong tình trạng báo động. Những ồn ào xung quanh một cảnh quay phản cảm trong bộ phim truyền hình "Hoa nắng” như "giọt nước tràn ly” khiến dư luận rất bức xúc, thậm chí nhiều người còn đề nghị cần xem lại tiêu chí chiếu phim "giờ vàng”; cần phải "dán nhãn” cho phim truyền hình như những tác phẩm điện ảnh được chiếu ở rạp. Thiết nghĩ, việc "dán nhãn” cho phim truyền hình còn cần thiết hơn điện ảnh. Bởi mỗi bộ phim truyền hình thường nhận được sự theo dõi của hàng triệu gia đình, trong đó có ông bà, cha mẹ và cả các cháu bé... Nếu các nhà kiểm duyệt phim dễ dàng đưa những cảnh bạo lực hoặc cảnh nhạy cảm lên sóng truyền hình, đối tượng chịu ảnh hưởng nhất chính là các em bé. Sau "sự kiện Hoa nắng”, không biết có nhà nghiên cứu xã hội học nào bắt tay vào điều tra xem, những cảnh giường chiếu, lả lơi, bạo hành gia đình... sẽ ảnh hưởng nguy hại như thế nào đối với trẻ em? Trong các kênh truyền thông, có thể thấy, truyền hình có sức lan tỏa lớn nhất. Ở các nước phương Tây, đa phần đều có những kênh truyền hình riêng biệt giúp người lớn, trẻ em có những lựa chọn phù hợp. Nhưng ở Việt
"Hoa nắng” là câu chuyện về một nhóm bạn trẻ với nhiều hoàn cảnh sống khác nhau. Trải qua những vấp váp đầu đời khác nhau, để rồi mỗi người phải tự tìm ra những lối thoát riêng cho mình. Phim cũng đặt vấn đề về cách ứng xử với công nghệ thông tin, tính hai mặt của những trang mạng xã hội như Blog...
Với nhiều cư dân mạng, chuyện "bạo” và "thoáng” của giới trẻ hiện nay trong quan hệ tình cảm không còn quá xa lạ. Nhưng với phim ảnh thì khác, không phải cứ thực tế thế nào thì đưa hết lên màn ảnh. Nghệ thuật có ngôn ngữ riêng và chỉ có những nghệ sĩ thực sự có tâm, có tài mới có thể truyền tải được hiện thực cuộc sống vào tác phẩm mà không gây phản cảm.
Hiện nay, cảnh quay phản cảm trong bộ phim "Hoa nắng” đã được nhiều trang mạng cắt thành clip để đăng tải. Hình ảnh nhân vật nữ tên Linh tự đổ rượu lên ngực để bạn trai là Phúc liếm rượu được lặp lại tới hai lần cho thấy sự dễ dãi của đơn vị duyệt phim... Sau khi dư luận lên tiếng, mặc dù Hội đồng duyệt phim của VTV (ông Hà
Theo đạo diễn Tự Huy: "cảnh nóng” trong "Hoa nắng” khá rẻ tiền và những cảnh quay phản cảm đó cũng không thể nào phản ánh được thực tế của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Thêm nữa, cảnh "hôn ngực bạn gái” cũng chẳng thể nào đưa ra lời cảnh báo một lối sống sai lầm trong xã hội như nhà sản xuất Galaxy kỳ vọng.
Ngay khi dư luận tỏ ra bất bình với "cảnh nóng” trong phim "Hoa nắng”, người phụ trách sản xuất phim truyền hình của Galaxy đã lên truyền thông "phản pháo” rằng: một cảnh nhỏ chưa đủ cơ sở để mọi người kết luận và đưa ra nhận xét cho toàn bộ phim. Đúng là một cảnh nhỏ không đủ sức làm nên bộ phim. Nhưng đôi khi một cảnh nhỏ cũng khiến êkíp sản xuất phim lẫn Hội đồng duyệt phim bị dư luận "giội bom”. Và có lẽ nhà sản xuất phim Galaxy cũng như các diễn viên tham gia phim cũng chẳng vui vẻ gì khi "Hoa nắng” vừa ra mắt 3/36 tập đã bị dư luận lên án như thế?
Theo Daidoanket