Gập ghềnh con chữ
(Baonghean.vn) Trường THCS Nghĩa Yên (Nghĩa Đàn) có hơn 400 học sinh thì có tới 54% thuộc diện dân tộc thiểu số, 57% các em thuộc diện hộ nghèo. Hành trình đến trường của các em gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài việc học các em còn phải mưu sinh cùng cha mẹ. Vì thế, hằng năm tỉ lệ học sinh bỏ học của trường thuộc diện cao nhất, nhì huyện. Ngày ngày, ngoài giờ dạy, các giáo viên ở đây lại phải kiêm thêm một nhiệm vụ là vận động các em quay trở lại với con chữ.
(Baonghean.vn) Trường THCS Nghĩa Yên (Nghĩa Đàn) có hơn 400 học sinh thì có tới 54% thuộc diện dân tộc thiểu số, 57% các em thuộc diện hộ nghèo. Hành trình đến trường của các em gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài việc học các em còn phải mưu sinh cùng cha mẹ. Vì thế, hằng năm tỉ lệ học sinh bỏ học của trường thuộc diện cao nhất, nhì huyện. Ngày ngày, ngoài giờ dạy, các giáo viên ởđây lại phải kiêm thêm một nhiệm vụ là vận động các em quay trở lại với con chữ.
Em Cao Văn Phú học lớp 8B Trường THCS Nghĩa Yên, có hoàn cảnh hết sức khó khăn: Mẹđi làm xa, Phú là anh cả trong một gia đình có ba anh em, nên Phú phải giúp đỡ bố trong mọi công việc. Nhà nghèo, đường tới trường lại xa, trời mưa cả nhà có mỗi một chiếc ni lông thì Phú nhường cho 2 em học ở trường tiểu học. Những ngày mưa gió, em thường nghỉ học và cuối cùng là bỏ học ở nhà làm rẫy cùng bố. Thầy chủ nhiệm đã đến động viên em nhiều lần, thuyết phục bố em để em quay lại trường. Thấy được học con chữ là quan trọng nên Phú lại quay trở lại lớp học.
Công tác tại Trường THCS Nghĩa Yên đã 10 năm, thầy Nguyễn Đình Trung hiện là giáo viên chủ nhiệm lớp 8B đã rõ từng ngõ ngách 14 thôn, bản của xã Nghĩa Yên. Theo thầy Trung thì cứ giữa kỳ, số học sinh bắt đầu bỏ học vì nhiều lý do như hoàn cảnh của các em quá khó khăn, các em không đủăn, đủ mặc. Lớp 8B thầy chủ nhiệm có 29 em thì có tới 18 em thuộc diện hộ nghèo, gia đình các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, nên nhiều phụ huynh chấp nhận để con bỏ học giữa chừng.
Xã Nghĩa Yên có địa bàn trải dài hơn 10 km, giao thông đi lại khó khăn. Vì vậy, trường THCS có một phân hiệu chính và phân hiệu 2 nằm ở xóm Lâm Sinh, cách trung tâm 10 km. Những ngày mưa, thầy cô giáo phải đi bộ, có khi phải vòng qua tỉnh Thanh Hóa để tới lớp dạy do đường quá trơn. Hiểu được nỗi vất vả của học sinh, nên ban giám hiệu và các giáo viên đã xác định ngoài việc truyền đạt kiến thức phải hiểu được nguyện vọng của các em, thường xuyên gần gũi các em.
Thầy Hoàng Anh Đào - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Những năm gần đây, nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học sinh vùng 135, học sinh nghèo, nên tình trạng bỏ học đã giảm. Năm học 2009-2010 trường có 30 em bỏ học, ban giám hiệu đã họp phân công nhiệm vụ các giáo viên đến động viên các gia đình, giúp đỡ một phần kinh tế cho các em đặc biệt khó khăn, có khi băng rừng vượt suối đến nương rẫy để tìm các em. Nhờđó, đến năm học 2010-2011 trường đã vận động được 15 em quay trở lại trường học.
Đường tới trường của học sinh ở Nghĩa Yên vẫn còn nhiều "gập ghềnh", "khúc khuỷu". Các em đã nhận được sự tiếp sức của các thầy cô, nhưng cũng cần lắm những vòng tay nhân ái để các em vững bước hơn trong hành trình đến với con chữ.
Đinh Thùy