Giảm thời gian điều trị và cách ly với bệnh nhân Covid-19

Các trường hợp mắc Covid không có triệu chứng, được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế, nếu 2 lần xét nghiệm vào ngày thứ 9 và 10 có kết quả âm tính hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ virus thấp, thì được xuất viện và không phải thực hiện cách ly.

Lý do được Bộ Y tế đưa ra là các trường hợp này hầu như không có khả năng lây ra cộng đồng. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa làm việc với Bộ phận Thường trực phòng, chống dịch của Bộ tại TP. HCM và các chuyên gia để đánh giá diễn biến đợt dịch thứ 4 và thảo luận các nội dung chuyên môn về điều trị, cách ly, xét nghiệm… trên địa bàn TP. HCM và một số địa phương khu vực miền Nam. 

Theo đó, các chuyên gia đánh giá, biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh và nhiều trong những ngày đầu mắc bệnh, do việc đào thải mầm bệnh ở nồng độ rất cao. Vì vậy, việc áp dụng các test nhanh để sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp bệnh (F0) là cần thiết và phù hợp với tình hình dịch hiện nay. Thực tế cũng đã được chứng minh qua đợt dịch tại Bắc Giang, Bắc Ninh và hiện tại là TP. HCM. 

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long làm việc với Bộ phận thường trực phòng, chống dịch của Bộ tại TPHCM và các chuyên gia để thảo luận các nội dung chuyên môn về phòng chống dịch tại TPHCM và một số địa phương khu vực miền Nam. Ảnh: VGP/Trần Minh
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long làm việc với Bộ phận Thường trực phòng, chống dịch của Bộ tại TP. HCM và các chuyên gia để thảo luận các nội dung chuyên môn về phòng chống dịch tại TP. HCM và một số địa phương khu vực miền Nam. Ảnh: VGP/Trần Minh

Cũng tại cuộc họp này, thông tin từ kết quả nghiên cứu của khoảng 20.000 bệnh nhân cho thấy, có gần 70% bệnh nhân không ghi nhận triệu chứng. Các trường hợp bệnh nhân có diễn biến nặng xảy ra sau 7 - 10 ngày từ khi phát hiện dương tính. 

Căn cứ diễn biến của nồng độ virus và diễn biến lâm sàng, Bộ Y tế quyết định giảm thời gian điều trị và cách ly với bệnh nhân Covid-19. 

Cụ thể, các trường hợp mắc Covid-19 không có triệu chứng đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế, sẽ xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 9 và ngày thứ 10. Nếu 2 lần xét nghiệm có kết quả âm tính hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ virus thấp (giá trị CT >=30), thì được xuất viện và không phải thực hiện cách ly, vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày.

Ông Đào Quang Khâm, Đội trưởng DQTV của khối Trung Hòa 1 (TP. Vinh) gắn bảng thông báo trước cổng những gia đình có người thuộc diện cách ly để người dân biết mà hạn chế tiếp xúc. Ảnh tư liệu : Tiến Đông
Ông Đào Quang Khâm, Đội trưởng DQTV của khối Trung Hòa 1 (TP. Vinh) gắn bảng thông báo trước cổng những gia đình có người thuộc diện cách ly để người dân biết mà hạn chế tiếp xúc. Ảnh tư liệu : Tiến Đông

Trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 phát hiện tại cộng đồng, nếu giá trị CT>=30 thì chuyển đến cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm lần 2 sau 24h. Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính hoặc dương tính nhưng giá trị CT>=30 thì bệnh nhân được xuất viện và thực hiện theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày.

Bộ Y tế cũng đã tổng kết hơn 400 trường hợp tái mắc bệnh sau khi ra viện và không ghi nhận trường hợp nào lây lan ra cộng đồng. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo, nếu các địa phương phát hiện trường hợp tái dương tính trong cộng đồng thì không phải thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch. Các trường hợp này cần tiếp tục theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng thì liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi.

Điều chỉnh thời gian cách ly còn 14 ngày

Về vấn đề cách ly, căn cứ thực tiễn và tham khảo các khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, CDC Hoa Kỳ và trao đổi với các địa phương, Bộ Y tế quyết định giảm thời gian cách ly xuống 14 ngày với mọi hình thức cách ly (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) cho các đối tượng là người nhập cảnh và các trường hợp F1. Tuy nhiên, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát cách ly và bàn giao, theo dõi y tế sau cách ly theo quy định.

Về điều trị, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường năng lực điều trị và thiết lập các cơ sở hồi sức tích cực (ICU) tại các bệnh viện điều trị Covid-19. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM chống dịch COVID-19. Ảnh: VGP/Trần Minh
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP. HCM chống dịch Covid-19. Ảnh: VGP/Trần Minh

Bộ Y tế cũng đã cử đoàn công tác của BV Bạch Mai vào Đồng Nai để thiết lập Trung tâm ICU tại đây, nhằm thu dung điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch khu vực miền Đông Nam Bộ. 

Đối với miền Tây Nam Bộ, Bộ Y tế đã chỉ đạo BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ thiết lập Trung tâm ICU để thu dung điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch của khu vực này. 

Bộ Y tế lưu ý, với các bệnh nhân nặng, nguy kịch, các cơ sở y tế phải liên hệ ngay Bộ phận thường trực tại TP. HCM để có hỗ trợ chuyên môn kịp thời.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã cử đoàn công tác của BV Trung ương Huế vào Đồng Tháp hỗ trợ điều trị và 7 tổ công tác thường trực đặc biệt của Bộ tại các tỉnh miền Nam và miền Trung vẫn đang tiếp tục hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch. 

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.