Gian nan chuyện dạy học ở vùng đất đặc biệt khó khăn của Kỳ Sơn

Gian nan chuyện dạy học ở vùng đất đặc biệt khó khăn của Kỳ Sơn

Đức Anh - Thành Chung

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News

(Baonghean.vn) - Trường Tiểu học Bảo Nam 1 được xem là vùng đất đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Kỳ Sơn - Nghệ An. Với quyết tâm gieo mầm cho những ước mơ, các giáo viên nơi đây đã không quản ngại vất vả, thiệt thòi để đưa con chữ đến với các em học sinh.

BNA_2276.jpg
Xã Bảo Nam là địa bàn khó khăn nhất trên toàn huyện Kỳ Sơn. Do nằm trên địa hình thuộc vùng ngõ cụt, không thuận lợi trong việc giao thương, nên đây được xem là vùng đất khó phát triển kinh tế. Bảo Nam chủ yếu là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Khơ Mú, đời sống còn nhiều khó khăn với 85% là hộ nghèo. Ảnh: Đức Anh
BNA_2351.jpg
Trường PTDT bán trú Tiểu học Bảo Nam 1 có 5 điểm trường gồm điểm trường chính và 4 điểm lẻ với tổng số 333 học sinh. Các cháu từ lớp 3 đến lớp 5 sẽ được về cơ sở chính để tập trung học bán trú. Ảnh: Đức Anh
BNA_2322.jpg
Tại cơ sở chính có 221 em học sinh đang được học tại 6 phòng học kiên cố và 3 lớp đang phải học tại các phòng học tạm bợ. Ảnh: Đức Anh
BNA_2299.jpg
Hiện trường có 29 giáo viên, trong đó có 2 giáo viên tăng cường và 3 giáo viên biệt phái. Ảnh: Đức Anh
BNA_2417.jpg
Hiện trường đang tổ chức cho 145 học sinh học bán trú. Do hầu hết bố mẹ phải đi làm ăn xa, các cháu ở nhà với ông bà già yếu, vì thế muốn đến trường các học sinh ở đây phải đi bộ, có bản cách trường hơn 10km. Ảnh: Đức Anh
BNA_2412.jpg
Không nhận được sự quan tâm từ bố mẹ, nhiều em thường xuyên bỏ học. Một số em trốn ra ngoài để đi chơi, không chịu vào lớp học, đến giờ ăn thì mới về trường. Chính vì vậy để các em đến lớp đầy đủ, các giáo viên ở đây thường xuyên phải đi tìm, vận động học sinh trở về trường. Ảnh: Đức Anh
BNA_2447.jpg
Buổi sáng nhiều em không có người đánh thức nên không đi học đúng giờ, giáo viên phải đến từng nhà để chở các em tới lớp. Ảnh: Đức Anh
BNA_2359.jpg
Học sinh ở đây ít giao tiếp với bên ngoài, nên có nhiều hạn chế về ngôn ngữ phổ thông. Nhằm giúp các em tiếp thu tốt hơn các kiến thức, giáo viên phải học thêm tiếng của người Khơ Mú, qua đó có thể giao tiếp, giảng dạy cho các em dễ dàng hơn. Ảnh: Đức Anh
BNA_2334.jpg
Để giúp các cháu học tập tốt hơn, trong các buổi chào cờ đầu tuần, nhà trường thường yêu cầu các học sinh phải tăng cường giao tiếp bằng tiếng phổ thông. Ngoài giờ học, nhà trường đều cắt cử 2 giáo viên theo sát, tổ chức cho các em làm bài tập về nhà đầy đủ. Qua đó việc học tập của các em có nhiều tiến bộ trông thấy. Ảnh: Đức Anh
BNA_2481.jpg
Song song với dạy chữ, các giáo viên thường xuyên phải quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo cho các em thêm về kỹ năng sống. Ảnh: Đức Anh
BNA_2467.jpg
Đặc biệt với các em ăn ở bán trú, giáo viên phải thường xuyên hướng dẫn cho các em tự chăm sóc được bản thân như vệ sinh cá nhân, giặt giũ... Ảnh: Đức Anh
BNA_2290.jpg
Thời gian tới, nhằm tạo điều kiện tốt hơn trong công tác dạy và học nhà trường mong muốn nhận được sự quan tâm từ các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, qua đó giúp trường có thêm các phòng học, nhà ở bán trú kiên cố hơn. Ảnh: Đức Anh
BNA_2392.jpg
Tinh thần vượt khó, nỗ lực của thầy và trò Trường PTDT bán trú Tiểu học Bảo Nam 1 đã được các cấp chính quyền, người dân ghi nhận, và ngôi trường vinh dự đạt danh hiệu trường tiên tiến. Ảnh: Đức Anh

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.