Giáo dân Quỳnh Lưu chung sức xây dựng nông thôn mới

(Baonghean.vn) - Quỳnh Lưu hiện có 16 giáo xứ và 32 giáo họ với hơn 9.000 hộ giáo dân sinh sống ở 15 xã, thị trấn. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, thời gian qua, bà con giáo dân tích cực hiến đất, ủng hộ công sức tiền của, hoàn thành các công trình giao thông trên địa bàn.

Thôn 7, xã Quỳnh Hồng có 390 hộ với 1.700 nhân khẩu, trong đó bà con giáo dân thuộc giáo xứ Thượng Nguyện chiếm hơn 76% (tương đương với 1.300 người). Thực hiện chủ trương của Nhà nước về xây dựng NTM, sau khi Ban công tác Mặt trận tổ chức họp dân tuyên truyền và được  người dân đồng tình tự nguyện hiến 500m2 đất, phá dỡ bờ tường, giải phóng mặt bằng và đóng góp ngày công xây dựng các tuyến đường liên thôn dài hơn 2000 mét, với chiều rộng trên 3,5m và bề dày từ 18 - 20 phân.

Bà con giáo dân Quỳnh Lưu hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn.
Bà con giáo dân Quỳnh Lưu hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn.

Ngoài nguồn hỗ trợ cát, sỏi, xi măng của Nhà nước thì nhân dân còn đóng góp trên 1 tỷ đồng, bình quân hơn 3 triệu đồng/hộ. Nhiều tuyến được nâng cấp, xây mới đã thuận tiện cho việc giao thương, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn nơi đây.

“Để làm đường bê tông, nhà tôi đã phải phá đi hơn 10m bờ tường, cổng, rồi thì đất thổ cư, ruộng lúa, tính ra cũng hơn chục triệu đồng. Nhưng có con đường bê tông, người lớn đi làm, trẻ con đi học dễ dàng hơn, chưa kể ô tô, xe máy cũng vào được tận nhà thu mua nông sản, cuộc sống bớt khó khăn rất nhiều” - bà Nguyễn Thị Hương, hộ dân đi đầu trong phong trào hiến đất ở thôn 7, xã Quỳnh Hồng chia sẻ.

Bà con giáo dân hăng hái đóng góp ngày công xây dựng đường giao thông nông thôn.
Bà con giáo dân hăng hái đóng góp ngày công xây dựng đường giao thông nông thôn.

Sau khi được hội đồng mục vụ giáo xứ Thuận Giang (xã Quỳnh Hưng) tuyên truyền về những lợi ích của chương trình xây dựng NTM, đặc biệt là kế hoạch nâng cấp, mở rộng tuyến đường vào làng nghề mộc Thuận Giang, tất cả 53 hộ dân nằm hai bên tuyến đường này đã tự nguyện hiến đất, phá dỡ tường bao và các công trình kiên cố.

Trung bình mỗi hộ gia đình đã tự xê dịch đất của mình vào 1,2m2 để xây dựng đường GTNT. Sau một thời gian thi công, con đường bê tông có tổng chiều dài 360m, rộng 6,2m, dày 20cm đã hoàn thành với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này đều do bà con trong giáo xứ đóng góp xây dựng.

Các tuyến đường hoàn thành đã giúp bà con có thêm động lực để phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội.
Các tuyến đường hoàn thành đã giúp bà con có thêm động lực để phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, không riêng gì Giáo xứ Thượng Nguyên, giáo xứ Thuận Giang mà nhiều giáo xứ, giáo họ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã và đang vận động bà con giáo dân thi đua phát triển kinh tế, tích cực đóng góp tiền của, công sức để xây dựng nhiều công trình phúc lợi, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, năm 2018 từ nguồn xi măng của UBND huyện hỗ trợ 765 tấn, bà con giáo dân đã đóng góp ngày công, kinh phí làm thêm 1,5 km đường bê tông ở giáo xứ Thuận Nghĩa (xã Quỳnh Lâm), 3 km ở xứ Phú Xuân (xã Quỳnh Tam), 640 m mương bê tông ở giáo họ Văn Phú (xã Quỳnh Hưng)… Xây mới Nhà Văn hóa xóm 8 (giáo họ Cẩm Trường, xã Quỳnh Yên), xóm Thọ Đồng (giáo họ Văn Trường, xã Quỳnh Thọ), kinh phí bình quân 600 triệu/nhà, trong đó giáo dân đóng góp 30%.

Hiện nay, toàn huyện có 6 thôn vùng giáo đang triển khai xây dựng nhà văn hóa (Trong ảnh: Nhà văn hóa thôn 5, xã Quỳnh Yên đang được xây dựng).
Hiện nay, toàn huyện có 6 thôn vùng giáo đang triển khai xây dựng nhà văn hóa (Trong ảnh: Nhà văn hóa thôn 5, xã Quỳnh Yên đang được xây dựng).
Ông Hồ Hữu Trình, Phó Chủ tịch UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Sắp tới, UBMTTQ huyện sẽ phối hợp với các đoàn thể tiếp tục vận động bà con giáo dân chuyển đổi ruộng đất, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp; vận động nhân dân xây dựng cuộc sống đoàn kết, sống tốt đời, đẹp đạo”.

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.