Giáo viên và học sinh Nghệ An nói gì về dự kiến đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc tại kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Công Kiên - Đình Tuyên

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Mới đây, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ thông tin từ năm 2025 môn Lịch sử sẽ thành môn thi bắt buộc tại kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Phóng viên Báo Nghệ An đã ghi lại một số ý kiến của giáo viên và học sinh chia sẻ về vấn đề này.

Cô Bùi Thị Bích Hậu

(Tổ trưởng Tổ chuyên môn Sử - Địa - Giáo dục công dân, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu)

"Sau khi nhận được thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến chọn môn Lịch sử là 1 trong 4 môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025, bản thân là một giáo viên dạy Lịch sử, tôi nhận thấy đây là một tín hiệu vui. Bởi lẽ, trước hết, theo tôi xã hội nói chung, Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng đã đánh giá đúng vai trò, vị trí của môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông. Nếu được triển khai, điều này sẽ tạo nên sự đột phá đối với bộ môn Lịch sử trong dạy học ở nhà trường.

Bên cạnh đó, trước thông tin này, tôi cũng có những băn khoăn nhất định. Thứ nhất là về cấu trúc các môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ thay đổi theo chiều hướng nào. Vì trước đây có 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ và học sinh được lựa chọn 1 trong 2 tổ hợp là Khoa học Tự nhiên và Khoa học xã hội. Khi môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc, cấu trúc các môn thi chắc chắn phải có sự thay đổi.

Cô Bùi Thị Bích Hậu. Ảnh: Đình Tuyên

Cô Bùi Thị Bích Hậu. Ảnh: Đình Tuyên

Thứ hai là về sách giáo khoa, tôi nghĩ rằng hiệu quả của bộ sách giáo khoa mới chưa được đánh giá cụ thể, liệu trong 2 năm tới đã có sự thay đổi rõ ràng về chất lượng hay chưa. Và thứ ba là khi chọn đưa môn Lịch sử thành môn thi bắt buộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng lộ trình, kế hoạch, nhất là phương pháp thi, bài thi, hình thức thi thế nào. Điều đó sẽ tác động lớn đến với mỗi ngôi trường và từng giáo viên Lịch sử.

Với trường chúng tôi, nếu dự kiến này được triển khai, tổ chuyên môn chúng tôi sẽ cùng nhau thảo luận, nghiên cứu về kế hoạch giảng dạy, ôn tập, đảm bảo chương trình thi. Hy vọng Bộ sẽ sớm công bố hình thức và phương pháp thi để giáo viên sớm có định hướng cho học sinh".

Cô Bùi Thị Bích Hậu chia sẻ ý kiến. Clip: Đình Tuyên - Công Kiên

Cô Nguyễn Thị Giang Thoan

(Giáo viên Trường Trung học phổ thông Thái Lão, huyện Hưng Nguyên)

"Lịch sử là môn học giữ vai trò chủ đạo trong việc bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự tôn của dân tộc. Qua đó, góp phần hình thành phẩm chất cho một người công dân Việt Nam - công dân toàn cầu trong thời đại mới. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định đưa Lịch sử trở thành môn học bắt buộc trong chương trình Trung học phổ thông.

Hiện nay, Bộ đã dự kiến đưa Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025. Trước thông tin đó, là giáo viên dạy Lịch sử, chúng tôi cho rằng đó là hướng đi đúng, một việc làm cần thiết đối với môn học có vị thế như Lịch sử.

Nếu phương án này được thực hiện sẽ tạo động lực to lớn để học sinh tìm hiểu, yêu thích môn học này và nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Bản thân tôi cho rằng, thông tin này cũng sẽ nhận được sự đồng thuận của phụ huynh, học sinh cũng như giáo viên dạy Lịch sử.

Cô Nguyễn Thị Giang Thoan. Ảnh: Đình Tuyên

Cô Nguyễn Thị Giang Thoan. Ảnh: Đình Tuyên

Ngay từ năm học này, khi Lịch sử trở thành môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, nhà trường đã có sự chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu giáo viên bám sát chương trình giảng dạy, ôn tập cho học sinh ngay từ năm học lớp 10. Chương trình mới hiện nay đã khắc phục được hạn chế về gánh nặng kiến thức, tập trung giúp cho học sinh hiểu rõ những giá trị cơ bản và nâng cao phẩm chất, năng lực cho các em.

Vì vậy, ngay từ đầu năm học, học sinh đã được định hướng bám sát nội dung chương trình, tạo điều kiện cho các em thoải mái tinh thần, không bị áp lực ôn tập, vừa đảm bảo có đủ kiến thức để thi tốt nghiệp, vừa có thể tuyển sinh vào các trường đại học.

Với sự đổi mới chương trình và phương pháp dạy học, tôi có cảm nhận các em học sinh đã khá hứng thú, yêu thích môn Lịch sử hơn và không bị áp lực như trước đây".

Cô Nguyễn Thị Giang Thoan chia sẻ ý kiến. Clip: Đình Tuyên - Công Kiên

Em Cao Thị Ngọc Lam

(Học sinh lớp 10A6, Trường Trung học phổ thông Thái Lão, huyện Hưng Nguyên)

"Mấy hôm trước, chúng em được cô giáo bộ môn thông báo đến năm 2025 môn Lịch sử dự kiến sẽ trở thành môn thi bắt buộc tại kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Trước thông tin này, em thật sự vui mừng, vì đây là một trong những môn học em yêu thích từ hồi còn học Trung học cơ sở.

Em Cao Thị Ngọc Lam. Ảnh: Đình Tuyên

Em Cao Thị Ngọc Lam. Ảnh: Đình Tuyên

Em yêu thích môn Lịch sử còn vì môn học này giúp chúng em ghi nhớ công lao của các thế hệ tiền nhân, từ đó bồi đắp cho chúng em lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Yêu thích môn Lịch sử, em sẽ cố gắng trong học tập, tích cực trau dồi kiến thức để đến năm 2025 có được kết quả thật tốt kỳ thi Trung học phổ thông nói chung, môn Lịch sử nói riêng. Đồng thời, góp phần truyền cảm hứng, lan tỏa tình yêu, sự hứng thú, đối với môn Lịch sử cho bạn bè và các em lớp sau".

Em Cao Thị Ngọc Lam chia sẻ ý kiến. Clip: Đình Tuyên - Công Kiên

Em Vũ Hồng Dũng

(Học sinh lớp 10T, Trường Trung học phổ thông Lê Viết Thuật, thành phố Vinh)

"Em cũng đã nắm được thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến đưa môn Lịch sử thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi Trung học phổ thông từ năm 2025. Nếu được áp dụng, là một học sinh lớp 10, em rất đồng tình với việc này. Bởi vì Lịch sử là môn học có ý nghĩa vô cùng to lớn, trước tiên giúp chúng em nắm rõ quá trình hình thành và phát triển hàng nghìn năm của lịch sử dân tộc. Từ đó, bồi đắp niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Em Vũ Hồng Dũng. Ảnh: Đình Tuyên
Em Vũ Hồng Dũng. Ảnh: Đình Tuyên

Học Lịch sử còn giúp chúng em biết về lịch sử thế giới, hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của nhân loại. Qua đó, giúp chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm, phục vụ cuộc sống hiện tại và định hướng đi đến tương lai.

Qua việc Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến đưa môn Lịch sử thành môn thi bắt buộc cũng là một thử thách đối với chúng em. Bởi kiến thức Lịch sử rất rộng lớn, với quá trình phát triển hàng nghìn năm và những chặng đường rất dài nên em mong muốn nhà trường, các thầy, cô giáo có kế hoạch giảng dạy, ôn tập kỹ càng. Và em cùng các bạn xác định phải ôn tập một cách chăm chỉ, nghiêm túc để đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp diễn ra vào năm 2025".

Em Vũ Hồng Dũng chia sẻ ý kiến. Clip: Đình Tuyên - Công Kiên

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.