Hiệu quả đưa cây màu xuống ruộng ở Nghĩa Đàn
(Baonghean) - Nhằm phá thếđộc canh cây lúa, trong những năm qua, trên một số diện tích đất 2 lúa, đất cao cưỡng, huyện Nghĩa Đàn đã khuyến khích bà con đưa cây màu xuống ruộng (ngô, khoai, vừng,...). Qua thực hiện ở một số xã như Nghĩa Trung, Nghĩa An, Nghĩa Hội, Nghĩa Long cho thấy, hiệu quả thu được cao hơn nhiều so với việc độc canh cây lúa.
Anh Nguyễn Văn Nam ở xóm Khe Bai, xã Nghĩa Hội có 3 sào đất lúa, do đất cao cưỡng, lại xa hệ thống kênh mương nên cây lúa phát triển phụ thuộc vào trời. Một năm hai vụ cũng chỉ cho gia đình hơn 5 tạ lúa. Nhờ xã có chủ trương chuyển đổi một vụ lúa sang trồng màu nên gia đình anh mạnh dạn chuyển sang trồng ngô, cà pháo và thu nhập cao hơn hẳn.
Mô hình trồng dưa của anh Nguyễn Văn Lâm ở xã Nghĩa Sơn.
Anh Nam cho biết: "Thu nhập 1 sào ngô/mỗi vụđược hơn 2 triệu đồng, trong khi trồng lúa thì chỉđược vài trăm nghìn, hơn nữa do đất cưỡng, lại xa nguồn nước nên trồng ngô tốn ít công hơn...". Không chỉ gia đình anh Nam mà nhiều hộ khác ở các xóm Khe Bai, Đồng Ao, Đồng Thanh... của Nghĩa Hội cũng nhờđưa cây màu như ngô, rau cải, dưa chuột, bí xanh xuống trồng ở ruộng mà thu nhập tăng đáng kể. Ông Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hội cho biết: "Hiện nay, toàn xã chuyển đổi được hơn 100 ha đất lúa sang trồng luân canh cây rau màu, hơn 100 ha trồng các loại cây như ngô, bí xanh, dưa chuột...".
Một trong những giải pháp để Nghĩa Đàn tìm ra cây trồng phù hợp là huyện tập trung xây dựng các mô hình điểm để nhân rộng. Năm 2010, huyện xây dựng 4 mô hình đất cao cưỡng của xã Nghĩa Hội và Nghĩa Trung: Trồng lạc xuân, lúa mùa, dưa chuột; trồng bí xanh, lúa mùa, ngô đông; trồng đậu tương, lúa mùa, ngô đông; trồng lạc xuân, lúa mùa, dưa chuột.
Thực tế hiện nay, trên đất cao cưỡng ở Nghĩa Đàn, người dân phần lớn chỉ sản xuất 1 vụ lúa mùa, năng suất đạt từ 3-4 tấn/ha. Qua thực hiện mô hình cho thấy, năng suất và thu nhập của người dân tăng lên rõ rệt so với trồng độc canh cây lúa. Từđó, Nghĩa Đàn đã nhân rộng mô hình ở các xã khác.
Năm 2011, Nghĩa Đàn đã luân canh được hơn 1150 ha đất hai lúa với công thức: lúa xuân- lúa hè thu- ngô, khoai lang, rau vụđông; chuyển đổi 135 ha đất cao cưỡng sang trồng ngô đông xuân - vừng hè - lúa mùa chính và lạc xuân - đậu hè - lúa mùa.
Ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn cho biết: Ngoài hơn 800 ha diện tích đất màu, Nghĩa Đàn chủ trương đưa cây màu xuống ruộng nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chú trọng đưa các cây có giá trị kinh tế hơn cây lúa như ngô, rau màu, vừng, lạc, bí xanh vào diện tích đất cao cưỡng.
Năm 2011, Nghĩa Đàn có hơn 100 ha bí xanh được chuyển đổi cho thu nhập cao, một số hộở Nghĩa Trung có thu nhập hơn 80 triệu đồng/ha. Ngoài xây dựng các mô hình thâm canh, luân canh, chọn giống để tăng năng suất trên đơn vị diện tích, các xã liên hệđầu ra cho sản phẩm, tạo niềm tin cho người nông dân.
Chuyển đổi cây trồng ở Nghĩa Đàn luôn song song với việc đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp nông thôn và tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn như mở các lớp tập huấn trồng rau. Nhờ vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây màu xuống ruộng, phá thếđộc canh cây lúa đã được người nông dân Nghĩa Đàn hưởng ứng và phát huy hiệu quả.
Đinh Thùy - Mô hình trồng rau của anh Nguyễn Văn Lâm ở xã Nghĩa Sơn.