Hình thành cộng đồng - bước phát triển mới về chất của ASEAN

(Baonghean.vn) - Hôm nay, 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN đã chính thức hình thành với Tuyên bố Kuala Lumpur được ký ngày 22/11/2015 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27. 
Sự kiện này đánh dấu một mốc phát triển quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sau gần 50 năm hình thành và phát triển, là kết quả của sự nỗ lực từ tất cả các thành viên trong việc triển khai lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015), đánh dấu bước chuyển mình chiến lược và khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới ở tầm cao hơn của ASEAN: từ Hiệp hội trở thành Cộng đồng các quốc gia.
1
Cộng đồng ASEAN chính thức hình thành vào ngày 31/12/2015.
Cộng đồng ASEAN là gì?
Về cấu trúc, Cộng đồng ASEAN là một tổ chức hợp tác liên chính phủ, bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; ra quyết định trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận, nhất trí. Cơ sở pháp lý của Cộng đồng ASEAN là Hiến chương ASEAN được ký năm 2007, có hiệu lực từ tháng 12/2008. 
Bộ máy của AC được tổ chức trên cơ sở Hiến chương ASEAN với các cơ quan: Cấp cao ASEAN (là cơ quan quyền lực cao nhất); Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) (gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN); Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN; Ủy ban các Đại diện thường trực ASEAN (CPR); Tổng thư ký và Ban thư ký ASEAN; Ban thư ký ASEAN Quốc gia (nằm trong Bộ Ngoại giao của các nước thành viên).
Các nhà lãnh đạo ASEAN tham gia ký
Các nhà lãnh đạo ASEAN tham gia ký "Tuyên bố Kualar Lumpur" thành lập Cộng đồng ASEAN. (Nguồn: THX/TTXVN)
Về nội dung hợp tác, Cộng đồng ASEAN hợp tác toàn diện và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, xoay quanh 3 trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC).  
Trụ cột APSC là một cộng đồng hoạt động theo các giá trị, chuẩn mực chung; gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm bảo đảm an ninh toàn diện; đồng thời, cũng là một cộng đồng năng động, sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước bè bạn và các bên đối tác. 
Ngoài Hiến chương ASEAN, APSC hoạt động trên cơ sở các cơ chế và công cụ có sẵn của Hiệp hội về hợp tác chính trị - an ninh là các chế định có tính chuẩn mực trong ứng xử khu vực của ASEAN, như: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố Cấp cao Đông Á (EAS) về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi ở khu vực… 
Trụ cột AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực với 4 mục tiêu: (1) Một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, nơi tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động; (2) Một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao; (3) Phát triển kinh tế cân bằng và (4) Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. 
Để thực hiện 4 mục tiêu đó, AEC đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp như: Dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; thuận lợi hóa thương mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và quy chế; giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu; hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho dịch  vụ, đầu tư,  tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN. 
Tham gia vào các mục tiêu, biện pháp của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Tuyên bố… giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, trong đó, có 3 Hiệp định quan trọng nhất là: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS); Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA). 
Với thị trường hơn 600 triệu dân, GDP khoảng 2.500 USD, AEC hứa hẹn sẽ trở thành một khu vực kinh tế ngày càng năng động và phát triển.
Trụ cột ASCC là khuôn khổ hợp tác về văn hóa - xã hội, trong đó tập trung vào bảo đảm thúc đẩy bình đẳng, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường phát triển bền vững và thúc đẩy ý thức cộng đồng. ASCC lấy con người làm trung tâm, tiến tới xây dựng một bản sắc chung, tăng mức sống và phúc lợi cho người dân.
Khẳng định vai trò trung tâm trong các cấu trúc khu vực 
Với việc thực hiện các nội dung của Lộ trình xây dựng Cộng đồng 2015, ASEAN ngày càng phát huy và khẳng định vai trò trung tâm trong các cấu trúc khu vực. 
ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong đảm bảo hòa bình, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á, là đối tác không thể thiếu của tất cả các nước lớn và các tổ chức quốc tế. Vai trò đó sẽ càng được tăng cường hơn khi Cộng đồng ASEAN được chính thức hình thành và vận hành như một thực thể hoàn thiện cả về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
Lễ thượng cờ ASEAN nhân dịp thành lập Cộng đồng ASEAN. Ảnh: Báo PL TP. HCM.
Lễ thượng cờ ASEAN nhân dịp thành lập Cộng đồng ASEAN. Ảnh: Báo PL TP.HCM
Ngoài hợp tác nội khối, hợp tác giữa ASEAN với các đối tác diễn ra hết sức sôi động, qua các khuôn khổ như: Cấp cao ASEAN+3 (gồm 10 nước ASEAN và 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc); Cấp cao Đông Á (EAS: gồm ASEAN+3 và 5 nước Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc, Niu Di-lân, Nga); Cấp cao ASEAN+1 với từng đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Liên Hợp quốc... 
Trong bối cảnh các nước lớn đều có sự điều chỉnh chiến lược tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó, Đông Nam Á là một tâm điểm,  những năm gần đây, ASEAN đang trở thành một trong những diễn đàn khu vực sôi động nhất toàn cầu, khi mỗi hội nghị của nó, cho dù là ở cấp bộ trưởng hay cấp cao đều có sự tham dự của hầu hết đại diện của các đối tác đối thoại với sự quan tâm sâu sắc và thiết thực. 
Với 11 đối tác đối thoại, trong đó, có 7 đối tác chiến lược (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Niu Di-lân, Úc, Mỹ), 4 đối tác toàn diện (Nga, EU, Canada, Liên Hợp quốc), và có 83 quốc gia cử đại sứ tại ASEAN, Cộng đồng ASEAN đã trở thành một trong những tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất hiện nay./.
Bảo Ngân

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.