Hoàng gia Nhật và cách dạy người kế nhiệm "ngược đời"
Thay vì “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, Hoàng tử bé của Nhật Bản được gửi vào một trường tiểu học bình dân và hưởng chế độ giáo dục khác hoàn toàn khiến thế giới chấn động.
Trang Eva cho biết, Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền quân chủ lâu đời nhất thế giới. Tính đến nay, dòng dõi Hoàng tộc (Tenno) đã có lịch sử 1.700 năm. Nhật hoàng Akihito (SN 23/12/1933) là Tenno 125 của Nhật Bản. Ngài lên ngôi vào năm 1989, kế thừa triều đại Ngai vàng hoa cúc.
Nhiều thập kỷ qua, những Công chúa và Hoàng tử của nước Nhật đều được hưởng đặc ân về giáo dục tại ngôi trường danh giá dành riêng cho Hoàng gia.
Theo đó, con cháu của hoàng gia sẽ được học trong một ngôi trường đặc biệt với chế độ đặc biệt, được gọi là công chúa, hoàng tử và ngay trên ghế nhà trường cũng được mọi người nể trọng.
Tuy nhiên, gần đây, hoàng tử Akishino - bố của cậu bé đã cho Hoàng tử bé – người sẽ kế nhiệm ngai vàng theo một bước ngoặt khác khiến cả hoàng gia “chấn động”.
Hoàng tử Akishino bố của cậu bé đã cho Hoàng tử bé – người sẽ kế nhiệm ngai vàng theo một bước ngoặt khác |
Đi ngược truyền thống
Thay vì “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, Hisahito được gửi vào một trường tiểu học bình dân. Quyết định này đã gây ngỡ ngàng với công chúng Nhật Bản. Đây là một quyết định đi ngược lại với truyền thống của Hoàng gia Nhật Bản.
Hoàng gia Nhật muốn con được giáo dục bình thường
Học trường mẫu giáo liên kết với ĐH Ochanomizu, giáo viên và bạn bè ở lớp mẫu giáo gọi Hoàng tử là Hisahito-kun. Mặc dù Hoàng tử và bạn bè cùng trường sẽ dần hiểu được vị trí đặc biệt của cậu trong 6 năm học tới nhưng nhà trường cho biết, chế độ học tập và sinh hoạt của cậu bé sẽ như những học sinh bình thường khác.
Theo hoàng tử Akishino - bố của cậu bé “Chúng tôi muốn thằng bé học dần cách điều khiển một cuộc sống bình thường khi nó lớn lên thông qua trường tiểu học và trung học”.
Một ngôi trường bình thường sẽ giúp cậu chuẩn bị cho một vị trí là biểu tượng của cả Nhà nước và sự thống nhất của người dân Nhật Bản.
Không gọi tên chức vị ở trong trường
Điều đặc biệt, trong buổi lễ khai giảng của Hoàng tử bé Hisahito- người thứ 3 trong thứ tự kế vị ngai vàng, các giáo viên cũng nhận được đề nghị từ Hoàng gia không gọi tên Hoàng tử kèm theo chức vị. Tên của Hoàng tử bé “Akishinonomiya Hisahito” được một giáo viên của trường tiểu học đọc to trước toàn thể học sinh và quan khách giống như những học sinh bình thường khác.
Đáp lại, Hoàng tử bé Hisahito nhiệt tình hô vang: “Vâng”. Hành động ấy của Hoàng tử bé khiến cho tất cả những người dự buổi lễ khai giảng rất xúc động.
Hoàng tử không được đối xử đặc biệt
Trong ngôi trường Hoàng tử bé học, học sinh của trường Ochanomizu xuất phát từ nhiều tầng lớp khác nhau. Bố mẹ các em có thể là nhân viên văn phòng, công chức, quản lý doanh nghiệp. Mỗi khối của trường này có 105 học sinh, được chia thành 3 lớp.
Tất cả các học sinh được đối xử hoàn toàn bình đẳng.
Muốn con trải qua tất cả các cảm xúc bình thường
Theo một quan chức của Cơ quan điều hành hoàng gia, trường tiểu học của ĐH Ochanomizu được chọn bởi vì “hoàng tử và công chúa Akishino tin rằng để trở thành biểu tượng của nhà nước trong tương lai, hoàng tử bé phải có những trải nghiệm quý báu khi được học tập với những đứa trẻ có nguồn gốc khác nhau và phải hiểu được cảm xúc của những người dân bình thường”.
Muốn con nhớ cội nguồn
Hoàng tử và công chúa Akishino đưa hoàng tử bé Hisahito tới thăm lăng mộ của Hoàng đế Jinmu – hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản ở tỉnh Nara và lăng mộ của Hoàng đế Showa, Hoàng hậu Kojun ở Tokyo cũng như đài tưởng niệm Ise Grand Shrines ở tỉnh Mie.
Hoàng tử Hisahito cũng thường xuyên tới thăm ông bà nội, gần đây nhất là tại Cung điện hoàng gia vào cuối tuần.
Nói về hoạt động này, cha mẹ Hoàng tử bé cho biết, họ muốn con luôn nhớ đến cội nguồn và gốc gác, dân tộc cũng như xứ mệnh của mình.
“Quan điểm hiện tại của hoàng gia đang được người dân ủng hộ. Việc một hoàng đế biểu tượng hiểu được cảm xúc của người dân và nói với họ những điều họ cần nghe là rất cần thiết. Điều này chỉ có thể được học khi có những hiểu biết bình dân” - ông Takashi Mikuriya – giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Tokyo cho biết.
Theo GĐVN