Học để hiểu, yêu thương và học để làm người

(Baonghean) - 1. Trong một dịp đến thăm ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi của nhà văn - dịch giả Ông Văn Tùng tại quê Nam Đàn, chúng tôi hết sức thú vị với nét chạm khắc nơi vì kèo. Qua lớp bụi thời gian, nét chạm khắc tinh xảo của người xưa đã kể lại tích cá chép vượt vũ môn như gửi gắm cả vào mái nhà của mình cái khát vọng “công thành danh toại” bằng con đường học vấn…
Đã hàng trăm năm nay, sự học đã luôn được đề cao như vậy. Ngay từ câu ca dao bà mẹ xứ Nghệ mình ru con, dặn con cũng đã chất chứa mong mỏi “Con ơi nhớ lấy câu này/ Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm”. Chẳng thế mà, cái nợ con chữ đeo đẳng những cậu trò quê nghèo, đã khiến đất Nghệ sinh ra “ông đồ Nghệ”. Người xưa nói nhiều đến cái lý của sự học: học để làm quan, học để thoát cái kiếp “đi sau con trâu”, học để mở mang với đời… xem ra là đúng nhưng chưa đủ. Cái sự học như mong mỏi ấy cao hơn rất nhiều: học để làm người. Làm người có ích, làm người tự tin, làm người kiêu hãnh, làm người có trí tuệ để đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.
Bình minh đất học. Ảnh: Sỹ Minh
Bình minh đất học. Ảnh: Sỹ Minh
2. Lại nói về chuyện ngày 9/1 được chọn là Ngày Học sinh - Sinh viên Việt Nam. Ngày này của 64 năm về trước, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn- Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2000 học sinh, sinh viên và hơn 7000 dân biểu tình đòi đảm bảo an ninh học tập và trả tự do cho các sinh viên, học sinh bị bắt trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ. Trong cuộc xung đột với cảnh sát và lính lê dương, sinh viên Trần Văn Ơn - người thanh niên tiêu biểu của tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên đã bị giết hại. Câu hỏi vang lên từ đám tang Trần Văn Ơn, rằng ai chết vinh, ai sống nhục đã thổi bùng ngọn lửa căm hờn và ý chí đấu tranh mãnh liệt của thế hệ trẻ. Như vậy, không chỉ đơn giản ngày 9/1 được nhắc đến để nhớ về một sự kiện, một con người, mà nó được chọn để ghi dấu rằng những con người ngồi trên ghế nhà trường năm ấy đã biết biến cái “sự học” của mình thành hành động. Họ không phải học để làm quan, học để tiến thân, để thoát khổ, mà họ đã học để hiểu, để yêu hơn đất nước, để biết đấu tranh với cái bất công, phi lý, với cái xấu, cái ác…
3. Trở về với những bà mẹ quê Nghệ mình nhắn con yêu lấy sự học ngay từ trong nôi. Đất quê mình bao đời vẫn thế, vẫn gió Lào, cát trắng, vẫn núi cao mây mù, vẫn suối sâu, sông rộng… Tà áo mẹ, áo cha vẫn màu bạc ấy trên ruộng, trên nương. Con đường theo đuổi cái chữ không ít lo toan, nhọc nhằn. Nhưng thật tự hào, trong đội ngũ học sinh, sinh viên hôm nay, chúng ta tiếp tục có những tấm gương ngời sáng về ý chí, trí tuệ, về tinh thần sáng tạo. Những “Hoa Trạng Nguyên”, những “Sao Tháng Giêng” trong lễ vinh danh, lấp lánh những nụ cười và lấp lánh cả những giọt mồ hôi chát mặn. Nghệ An vẫn thuộc tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước về tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia, học sinh đậu đại học. Tự hào, nhưng cũng không khỏi nghĩ suy, làm sao để cái “sự học” ấy được ghi dấu mạnh mẽ hơn bằng những đổi mới trên quê hương này. Làm sao để đằng sau nụ cười của mẹ, của cha không còn mặn đắng nhọc nhằn? Làm sao để bước ra với thế giới rộng lớn mà biết trở về trên mảnh đất đã cho ta hạt gạo với niềm biết ơn, với sự đền đáp? Ấy là học để hiểu, để yêu thương, học để làm người vậy!
Nghệ An cuối tuần

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.