Hội nghị An ninh Munich kết thúc với cơ hội cho xung đột Ukraine

Ngày 8/2, Hội nghị An ninh Munich đã kết thúc sau ba ngày làm việc khẩn trương với hàng loạt những bài tham luận, các cuộc gặp song phương và đa phương tập trung vào các sự kiện nóng trên thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraine.
Phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã nêu một loạt những điểm nóng gây quan ngại sâu sắc được các đại biểu tham dự hội nghị thảo luận như vấn đề Syria, Iraq, Iran, Libya, chủ nghĩa khủng bố, vấn đề an ninh mạng, đặc biệt là cuộc khủng hoảng Ukraine đang đe dọa hòa bình châu Âu. 
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) tại cuộc gặp bên lề hội nghị. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) tại cuộc gặp bên lề hội nghị. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngoại trưởng Steinmeier khẳng định Đức sẵn sàng can dự mạnh mẽ hơn vào các chính sách đối ngoại, bất chấp việc có tới 70% số người Đức bày tỏ hoài nghi về việc Berlin có nên đảm trách hơn nữa vai trò và trách nhiệm trong việc giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới hay không. 
Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Đức cùng các nước Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) luôn có những phản ứng kiên quyết và đồng lòng, trước hết nhằm hạn chế xung đột, tháo gỡ khủng hoảng và tiến tới tìm kiếm những giải pháp chính trị cho vấn đề.
Ngoại trưởng Steinmeier khẳng định an ninh bền vững cho châu Âu chỉ có thể đạt được khi có Nga thay vì chống Moskva và ngược lại, một tương lai tốt đẹp của Nga chỉ có được nếu có sự hợp tác với châu Âu. Trong bối cảnh một giải pháp chính trị cho xung đột Ukraine vẫn còn khá xa vời, ông cho ý định cung cấp vũ khí cho Ukraine không những rất nguy hiểm mà còn phản tác dụng.
Ông Steinmeier cũng nhấn mạnh ba trụ cột trong chính sách đối ngoại của Đức bao gồm tiếp tục góp phần vào việc tăng cường các thể chế đa phương, đặc biệt trong khuôn khổ EU và NATO, có trách nhiệm lớn hơn tại Liên hợp quốc nhằm can dự tích cực hơn vào việc quản lý khủng hoảng và duy trì trật tự thế giới Đức; đẩy mạnh sự can dự cũng như các công cụ của mình nhằm quản lý các cuộc khủng hoảng và xung đột trên thế giới; và đảm nhận nhiệm đặc biệt cho an ninh châu Âu, trong đó có việc phải cùng các bên tìm ra lối thoát cho cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.
Ngoại trưởng Steinmeier cũng khẳng định mục tiêu của Đức là tháo gỡ khủng hoảng Ukraine, trách sự đối đầu mới giữa phương Đông và phương Tây nhằm góp phần vào củng cố trật tự thế giới.
Cũng liên quan tình hình Ukraine, trước khi lên đường thăm Mỹ ngày 8/2, Thủ tướng Thủ tướng Đức Angela Merkel đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko để thảo luận về vấn đề Ukraine. Bốn nhà lãnh đạo đã nhất trí tiến hành Hội nghị thượng đỉnh bốn bên vào ngày 11/2 tới ở Minsk, thủ đô của Berlarus. 
Người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Seibert cho biết, trong cuộc điện đàm, lãnh đạo bốn nước tiếp tục thảo luận về gói biện pháp nhằm tháo gỡ khủng hoảng ở Ukraine. Đây được xem là kết quả đầu tiên trong sáng kiến hòa bình Đức-Pháp sau nhiều tuần căng thẳng quân sự leo thang ở Đông Ukraine.
Trong phản ứng đầu tiên về thông tin cuộc gặp nhóm Normandie này, Tổng thống Nga Putin cho biết đã đề nghị Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko chuẩn bị tốt cho cuộc gặp này, đồng thời cho rằng các bên trước tiên phải thống nhất được quan điểm trước khi bước vào cuộc gặp thượng đỉnh ở Minsk. 
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng bày tỏ hy vọng thiện chí tốt đẹp của các bên tham gia đàm phán sẽ gặt hái được kết quả. Trong khi Ngoại trưởng Đức cho rằng khủng hoảng Ukraine đã sát tới ngưỡng không thể quay trở lại, và sẽ là "vô trách nhiệm" nếu các bên để tuột mất cơ hội cuối cùng giải quyết xung đột này.
Theo nguồn tin truyền thông, cuộc khủng hoảng tại Ukraine tới nay đã làm hơn 55.000 người thiệt mạng./.
Theo TTXVN

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.