Hồi sinh trên mảnh đất anh hùng
(Baonghean) - Nơi mảnh đất từng là "tọa độ lửa" Truông Bồn cuộc sống đang hiện hình màu xanh no ấm, những triền đồi chằng chịt vết sẹo do bom đạn cày xới giờđã khoác lên chiếc áo mang sắc xanh của ngàn thông. "Túi bom" ngày nào đang hồi sinh mạnh mẽ dưới đôi bàn tay của người dân Mỹ Sơn- Đô Lương anh hùng.
Huyền thoại Truông Bồn
Gần 44 năm đã trôi qua kể từ ngày một tốp máy bay của giặc Mỹ ném loạt bom cướp đi sinh mạng của 13 chiến sỹ của Đại đội Thanh niên xung phong (TNXP) 317. Họ - những người con trên khắp các vùng quê xứ Nghệđã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, từ 17 -22 tuổi. Những tấm gương dũng cảm của liệt sỹ TNXP ởđây đã làm nên "Huyền thoại Truông Bồn".
Trong kháng chiến chống Mỹ, với chiều dài gần 5km nằm trên tuyến đường 15A (hay còn gọi là tuyến đường 30), Truông Bồn giữ một vị trí hết sức đặc biệt quan trọng, là nơi nối các huyết mạch giao thông: Mốc số 0 đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, đường 7, đường 34, chi viện nhân tài, vật lực của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Cựu TNXP Đặng Quang Mai kể lại những ký ức về Truông Bồn.
Cuốn "Lịch sửĐảng bộ và nhân dân xã Mỹ Sơn" cho biết, suốt cuộc chiến tranh phá hoại, trên vùng trời Đô Lương hầu như ngày nào cũng có máy bay do thám quần lượn, với 5.000 lượt máy bay Mỹ xuất kích từ Thái Lan và đảo Guam tới đánh phá, có ngày cao điểm lên tới 131 lần. Trong số 18.936 quả bom, tên lửa các loại của kẻ thù trút xuống khu vực này thì phần lớn trong số chúng có đích đến là Truông Bồn. Chỉ tính riêng từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1968, máy bay Mỹđã trút xuống Truông Bồn 2.692 quả bom các loại. Chính vì vậy, nơi đây được mệnh danh là "Túi bom", là "Cửa tử"...
Trên những ngọn đồi tại khu vực này không cây cối nào mọc nổi vì chi chít hố bom. Dân cưở khu vực này, phải sơ tán đi hết, chỉđể lại các đơn vị TNXP, dân quân và bộđội phục vụ công tác san lấp, thông đường cho xe qua. Lúc đó, tại Truông Bồn có 3 đội cảm tử rà phá bom, mìn của huyện, dân quân địa phương và của lực lượng TNXP luân phiên thực hiện công tác rà phá bom, mìn, nhanh chóng thông đường cho xe cơ giới và bộđội nhanh chóng vào Nam. Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt đó, có nhiều gương anh dũng hy sinh đúng tinh thần: "Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm".
Ông Đặng Quang Mai - cựu TNXP, Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP xã Mỹ Sơn kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về sự gan dạ, dũng cảm trong rà phá bom nổ chậm của liệt sỹ Nguyễn Văn Phúc, dân quân xã Mỹ Sơn: Trong một đợt phá bom, đồng chí Sáu, một tổ viên trong tổ cảm tử của xã Mỹ Sơn được giao trực tiếp đặt bộc phá để phá hủy bom. Biết anh Sáu đã có vợ con nên anh Phúc đề nghịđược đi thay vì chưa có gia đình, nếu có hy sinh cũng không vướng bận gì. Và, anh đã hy sinh khi kích nổ quả bom với khối thuốc nổ 20kg trước sự cảm phục, tiếc thương của đồng đội và nhân dân.
Một nhân chứng khác mà chúng tôi được gặp là ông Hoàng Đình Bằng (tên thường gọi là Hữu), ở xóm 9 Mỹ Sơn- Đô Lương, người trực tiếp cứu chữa cho nhiều chiến sỹ, TNXP, dân quân bị thương vì bom đạn giặc Mỹ khi đang chiến đấu tại Truông Bồn. Ông là một trong những người chứng kiến giây phút đau thương khi 13 chiến sỹĐại đội TNXP hy sinh vì trúng bom của máy bay giặc. "Khoảng 2h chiều hôm trước, có một đơn vị bộđội từ Lào vềđi qua đóng quân lại khu vực này nên hôm đó cả TNXP và bộđội tổ chức liên hoan giao lưu. Đểđảm bảo an toàn, bí mật, các đơn vị bộđội phải di chuyển vào sáng sớm hôm sau. Nhưng vào lúc 5h30 phút ngày 31/10/1968, hơn 18 tiếng đồng hồ trước thời điểm Mỹ tuyên bố ngừng ném bom ở vĩ tuyến 20 trở ra, máy báy địch đã đồng loạt ném bom, cướp đi 13 sinh mạng của các chiến sỹ TNXP C 317. Lúc đó, Đội cấp cứu của chúng tôi có 12 chiếc cáng chạy ra cấp cứu nhưng không được, chỉ còn chị Trần Thị Thông sống sót".
Trong những ngày tháng khốc liệt đó, TNXP và nhân dân Đô Lương đã kiên cường đánh trả, rà phá bom, mìn, san lấp mặt đường, đưa 94.000 lượt xe cơ giới qua Truông Bồn an toàn, vận chuyển và giải tỏa hơn 1 triệu tấn hàng. Nhưng cùng với đó, đã có hơn 300 cán bộ, chiến sỹ bộđội phòng không, Công binh Quân khu 4, Đại đội TNXP 317, 304 đã anh dũng hy sinh hoặc bị thương khi làm nhiệm vụ. Riêng xãMỹ Sơn có 41 người chết và bị thương. Giờđây, dấu hiệu để nhận biết Truông Bồn một thời khốc liệt chính là Tượng đài chiến thắng và tưởng niệm các liệt sĩđã được xây dựng uy nghiêm, khang trang, sạch đẹp.
Màu xanh trên "vùng đất chết"
Chiến tranh qua đi, mảnh đất tưởng chừng không còn có thể nảy sinh sự sống lại chính là nơi an cư lạc nghiệp của những cựu TNXP từng có một thời lăn lộn với "cửa tử" này. Theo chân ông Đặng Quang Mai, chúng tôi đến thăm Khu Di tích Truông Bồn. Con đường 30 đoạn qua Truông Bồn khốc liệt năm nào, giờđã hồi sinh mạnh mẽ dưới bàn tay lao động chăm chỉ, cần cù của người dân Mỹ Sơn. Những ngọn đồi trên dãy Thung Nưa khốc liệt, từng bị cày nát bởi bom đạn kẻ thù, nay đã được phủ màu xanh ngút ngàn. Là xã thuần nông, với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân xã Mỹ Sơn trong năm 2011 đã đạt được những con sốấn tượng, Nếu như năm 2005 thu nhập bình quân đầu người của xã là 5 triệu đồng/ người/năm thì đến năm 2011 là 14,3 triệu đồng/người/năm và năm 2012, xã phấn đấu đạt bình quân 16 triệu đồng/người/năm.
Mô hình trang trại của ông Đạng Bá Pháp ở xã Mỹ Sơn.
Trong thời bình, phát huy tinh thần anh hùng cách mạng, Đảng ủy xã Mỹ Sơn đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng quê hương đổi mới. Ngay trên chính mảnh đất bị bom đạn cày xới từng tấc đất năm nào, nhiều mô hình làm ăn kinh tế của bà con nhân dân đã hình thành, phát triển. Đó là những mô hình trang trại tổng hợp cho thu nhập mỗi năm hơn 50 triệu đồng của hộ các anh Đặng Bá Pháp, Hoàng Kim Liêu...Tin tưởng vào sức phát triển mới của quê hương, bà Trần ThịĐề, ở xóm 8 chia sẻ: Sau chiến tranh, Truông Bồn là mảnh đất chết với chi chít hố bom, nhưng bà con vẫn quyết tâm bám trụ và làm hồi sinh mảnh đất này. Gia đình bà Đề là một gia đình cựu TNXP làm kinh tế giỏi. Nguồn thu nhập từ chăn nuôi trâu, bò, ao cá, cây ăn quả ngay trên "mảnh đất chết" đã cho gia đình bà một cuộc sống khá giả, con cái được học hành và có việc làm ổn định. Hay như gia đình anh Hoàng Kim Liêu, cùng ở xóm 8, nhờ tảo tần, chịu khó, sau bao nhiêu năm vất vả, mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình đã cho "quả ngọt".
Bí thưĐảng ủy xã Mỹ Sơn, ông Lê Văn Việt chia sẻ: "Với việc khai thác tiềm năng của địa bàn có diện tích rộng, Đảng bộ xã đề ra nghị quyết phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng và dịch vụ thương mại gắn với du lịch tâm linh. Cùng với đó là đẩy mạnh xuất khẩu lao động; toàn xã hiện có 100 lao động đi làm việc ở nước ngoài và 600 lao động đi làm việc ngoại tỉnh, hàng năm mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Đặc biệt, Đảng bộ Mỹ Sơn xác định phát triển giáo dục là nhiệm vụđược ưu tiên hàng đầu. Nhờ sự quan tâm đầu tư cho giáo dục, Mỹ Sơn là một trong những đơn vị tốp đầu của huyện Đô Lương có trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. Mỹ Sơn đang ra sức hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới".
Đi trong nắng vàng, dưới màu xanh ruộng lúa ngút ngàn đang thì con gái, về với Truông Bồn được gặp gỡ và nghe những câu chuyện đúc kết bằng xương máu, sự hy sinh của cả tuổi thanh xuân ngay trên chính mảnh đất này của các cựu TNXP. Sau chiến tranh, nhiều người trong số họđã chọn mảnh đất Truông Bồn để sinh cơ lập nghiệp, xây dựng cuộc sống mới. Sự hồi sinh đang lan tỏa ngay trên "vùng đất chết năm nào".
Thành Duy - Thanh Lê