Hướng thoát nghèo ở một giáo họ

(Baonghean) Từ khi nghề mây tre đan du nhập vào xã, người dân xã Quỳnh Thanh - một xã giáo toàn tòng của huyện Quỳnh Lưu có điều kiện nâng cao thu nhập, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đây là hướng đi đúng và đang cần được sự quan tâm của các cấp chính quyền.

Gia đình chị Bùi Thị Lý, xóm 7, xã Quỳnh Thanh là một trong nhiều hộ của xã Quỳnh Thanh thoát nghèo nhờ nghề mây tre đan. Bắt đầu tham gia làm nghề từ năm 2002, chị Lý và nhiều hộ dân khác không khỏi vui mừng trước hiệu quả kinh tế mà nghề này mang lại.

Trung bình, mỗi ngày gia đình chị Lý đan được từ 8-10 chiếc đèn. Những ngày nông nhàn, công việc đồng áng kết thúc, cả gia đình chị Lý tranh thủ làm ngày đêm để kiếm thêm thu nhập. Các đứa con của chị cũng giúp chị trong việc chẻ nan, vuốt nan. Trừ tiền nguyên liệu, gia đình chị thu về hơn khoảng 200 ngàn đồng/ ngày. Cứ như thế, chị Lý và các con mỗi tháng cũng kiếm được từ 5-6 triệu đồng từ nghề mây tre đan. Từ chỗ là gia đình thuộc diện hộ nghèo triền miên, chị Lý đã thoát khỏi diện nghèo và có thu nhập ổn định.

                     Sản phẩm của làng nghề mây tre đan Trúc Vọng.

Không riêng gia đình chị Lý mà nhiều gia đình đang “phất” lên nhờ nghề này. Gia đình bà Hồ Thị Tri, xóm 13 là một trong những gia đình sản xuất sản phẩm nhiều nhất xã. Mỗi tháng, gia đình bà từ nghề mây tre đan thu nhập hơn 7 triệu đồng. Bà Tri cho biết rằng, không phải ai cũng có thể đan để đạt yêu cầu mà phía Công ty đề ra. “Nhìn thì đơn giản nhưng để sống được với nghề này thì người dân chúng tôi cũng phải học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nhiều. Nếu không kiên trì thì chúng tôi sẽ không bám trụ được với nghề”, bà Tri cho biết.

Ông Hoàng Văn Tin, Phó chủ tịch UBND xã cho biết rằng, nghề mây tre đan chính là một trong những hướng thoát nghèo của xã. Quỳnh Thanh là một xã giáo toàn tòng, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (33%). “Phải khẳng định rằng, nếu không có nghề mây tre đan thì tỷ lệ hộ nghèo của xã giờ sẽ không dưới 40%. Không những thế, nghề này còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm người dân không có sức khỏe, bằng cấp trong xã”, ông Tin hồ hởi khoe.

Nghề mây tre đan bắt đầu du nhập về xã từ năm 2002, nhưng nghề này phát triển và được người dân hồ hởi tham gia là từ năm 2005. Lúc đó, Công ty TNHH Đức Phong đã về trực tiếp tại xã, gặp gỡ và mở các đợt tập huấn về kỹ thuật đan lát cho người dân. Ban đầu, người dân chưa quen nên sản phẩm làm ra chưa đạt yêu cầu, phải bỏ đi. Nhưng rồi, nhờ sự chuyên cần, kiên trì, nhiều hộ dân đã sống gắn bó với nghề, xác định là một trong những nghề chính để vươn lên thoát nghèo, mở hướng làm giàu. Năm 2007, các hộ dân tham gia được UBND tỉnh chính thức công nhận là làng nghề mây tre đan Trúc Vọng. Xã có 14 xóm thì có tới 6 xóm có hộ tham gia làng nghề, trong đó có 2 xóm là xóm 5 và 6 có tỷ lệ hộ tham gia hầu như 100%. Mỗi tháng, trung bình thu nhập của các hộ là từ 3-4 triệu đồng/ tháng.

Thu nhập ổn định nhưng không phải hộ dân nào cũng gắn bó với nghề. Số hộ tham gia năm 2012 sụt giảm so với năm 2011 tới hơn 50 hộ. Nguyên nhân chính là hiện nay, có nhiều nghề đang có thu nhập cao hơn nghề mây tre đan. Ông Trần Chu, xóm 7, người đứng ra thu gom sản phẩm cho công ty lo lắng: Mặc dù, sản phẩm mà người dân xã Quỳnh Thanh làm ra được đánh giá có chất lượng cao nhất so với các nơi khác nhưng người dân vẫn tỏ ra chưa mặn mà với nghề. Để người dân yên tâm sống bằng nghề và tạo ra những sản phẩm có chất lượng, phía Công ty nên có những điều chỉnh về giá thích hợp hơn”.

Phạm Bằng

tin mới

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

(Baonghean.vn) - Những ngày này, không khí náo nức, vui vẻ của Tết Trung thu đã và đang tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, từ thành thị đến miền núi cao... Thế nhưng ở xóm chài nhỏ dưới chân cầu Yên Xuân, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, các em vẫn lặng lẽ như thường ngày.

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

(Baonghean.vn) - Hầu hết những người Nghệ đang sinh sống, làm việc, công tác tại thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đều chịu thương chịu khó làm ăn, đoàn kết tốt, coi Vũng Tàu là quê hương thứ hai nhưng không bao giờ quên quê hương Nghệ An - nơi họ đã sinh ra từ đó.

Mang Trung thu lên bản Huồi Mới

Mang Trung thu lên bản Huồi Mới

(Baonghean.vn) - Ngày 22/9, Báo Nghệ An phối hợp cùng Team Bạch Mã (trực thuộc CLB Xe Bán tải địa hình Việt Nam) và Đồn Biên phòng Tri Lễ tổ chức Trung thu và tặng quà cho học sinh mầm non và tiểu học tại bản người Mông Huồi Mới, xã Tri Lễ (huyện Quế Phong).

Quỳnh Lưu

Phong trào tiếp sức cho học sinh nghèo ở Quỳnh Lưu

(Baonghean.vn) - Cùng với nhiều hoạt động chăm lo công tác an sinh xã hội, thời gian qua các Chi bộ, đảng bộ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã đẩy mạnh chương trình “Tiếp sức đến trường” hết sức ý nghĩa nhằm giúp các em học sinh mồ côi có hoàn cảnh khó khăn được đến trường trong năm học mới.

Cảng hàng không quốc tế Vinh

Cảng hàng không quốc tế Vinh thông báo mời tham gia lựa chọn đơn vị thuê vị trí quảng cáo tại nhà ga hành khách quốc nội

(Baonghean.vn) - Cảng hàng không quốc tế Vinh - Chi nhánh Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP có kế hoạch tổ chức lựa chọn rộng rãi đơn vị thuê vị trí quảng cáo tại khu vực nhà ga hành khách quốc nội Cảng hàng không quốc tế Vinh với các nội dung cụ thể sau: