Iraq rơi vào tình huống lịch sử đặc biệt

(Baonghean) - Thời gian vừa qua, chính trường Iraq có những diễn biến hết sức phức tạp, phiến quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận đông với tham vọng điên cuồng đã chiếm được gần 50% lãnh thổ Iraq. Để hiểu rõ nguồn gốc, bản chất của tổ chức này, cũng như xu hướng tình hình Iraq thời gian tới, Báo Nghệ An đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Khoa học, Bộ Công an. Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại trường quay Báo Nghệ An và đăng tải trên báo Nghệ An điện tử, địa chỉ www.baonghean.vn.

Phóng viên: Thưa Thiếu tướng Lê Văn Cương, là một nhà nghiên cứu theo dõi sát sao tình hình chính
Mỹ tỏ ra sốt sắng giúp Iraq.
Mỹ tỏ ra sốt sắng giúp Iraq.
trường Iraq, ông có thể cho bạn đọc Báo Nghệ An biết rõ nguồn gốc, bản chất của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông như thế nào?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trong thời gian vài tuần gần đây, tình hình Iraq trở nên đáng chú ý do tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông đã tổ chức một cuộc đánh chiếm nhanh chóng và chiếm được những thành phố đặc biệt quan trọng của I Raq, trong đó có một trung tâm dầu mỏ của I Raq. Đáng chú ý hơn nữa là sự kiện này diễn ra trong một thời gian quá nhanh, đưa vấn đề Iraq trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế. Trong hai tuần vừa rồi, diễn biến ở Iraq che lấp cả tình hình Syria và cả tình hình hạt nhân ở Iran. Xung quanh vấn đề này cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.
Tổ chức nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông, nếu truy nguyên đến cùng thì đấy là sản phẩm hay con đẻ của chính sách can thiệp của Mỹ và Trung Đông, bắt đầu từ cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003 của Tổng thống Bush “con”. Bắt đầu từ đây, mở ra một thời kỳ mới của lực lượng al-Qaeda phát triển. Ban đầu lực lượng Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông chỉ là một nhánh của al-Qaeda. Đặc biệt, sau khi Mỹ tuyên chiến trùm Bin Laden, thì al-Qaeda như  rắn mất đầu, đẻ ra hàng chục, thậm chí hàng trăm tổ chức nhỏ hoạt động khắp Trung Đông, Bắc Phi, chi nhánh của nó còn phát triển đến các nước khác ở châu Mỹ, vùng Nam Á. Lưu ý rằng sau khi Bin Laden bị tiêu diệt, người thay thế Bin Laden không đủ tầm thu phục các chi nhánh al-Qaeda ở các địa phương và trong số các nhánh đó có một nhánh tự xưng là Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông càng ngày càng tách ra khỏi sự chỉ đạo của trung tâm al-Qaeda quốc tế, dần hình thành nhà nước độc lập, tách khỏi trung tâm al-Qaeda.
Đặc biệt, nhánh này phát hiện khi Bin Laden bị tiêu diệt, chính nhánh này hòa vào lực lượng hỗn hợp chống chính quyền Tổng thống Syria Al Sadd và trong tất cả những lực lượng chống ông Al Sadd thì nhánh Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông được cho là nhánh nòng cốt được trang bị khá hiện đại, huấn luyện đào tạo bài bản, và họ đã tổ chức những cuộc tập kích có hiệu quả, khiến cho chính quyền Tổng thống Al Sadd gặp nhiều tổn thất. Nhánh Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông được rèn luyện trong cuộc xung đột ở Syria. Sau tình hình Syria phát triển mang tính giằng co, khi chính quyền ông Al Sadd ngày càng lấy lại thế chủ động thì nhánh Nhà nước Hồi giáo ở I Raq và  Cận Đông bắt đầu chuyển trọng tâm về hoạt động ở Iraq.
Tại sao chuyển trọng tâm, vì ở Syria chưa thể vượt qua chính quyền Al Sadd được. Hơn nữa, chính trong những năm 2013 - 2014 chính quyền của Thủ tướng Maliki cực kỳ yếu kém trong điều hành. Mỹ cực kỳ thất vọng về điều hành của Thủ tướng Maliki. Ông ta không làm được công việc là hòa hợp dân tộc. Bản thân Iraq là nhà nước đa tôn giáo, đa sắc tộc, nhiều khuynh hướng. Mỹ gửi gắm Maliki, hy vọng sẽ hòa hợp được các xu hướng, phe phái, nhưng ông ta không làm được. Ông chỉ tập trung thu vén những phe nhóm của mình. Ông dàn dựng bộ máy về quân đội và an ninh theo kiểu riêng của mình nhưng hoạt động không hiệu quả, lại không quan tâm đến thiểu số người hồi giáo Sunni. Thiểu số người hồi giáo Sunni hoàn toàn thất vọng và họ cảm thấy bị bạc đãi, bị đối xử một cách bất bình đẳng. Đây là mảnh đất tốt để nhánh hồi giáo chuyển trọng tâm từ Syria sang Iraq.
Về bản chất, tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông là nhánh con của al-Qaeda nhưng phương thức hoạt động thì tàn bạo hơn al-Qaeda. Thậm chí một số thủ lĩnh nhóm này còn phê phán nhóm al-Qaeda là “khủng bố trí thức”. Nhánh này tàn bạo hơn đối với những vùng họ kiểm soát được, họ thực hiện các chính sách hà khắc. Họ cấm triệt để tất cả những quyền lợi người phụ nữ được hưởng trong thời kỳ trước đây. Hoạt động của tổ chức này mang dấu ấn, tư tưởng của giáo phái Sunni. Bản chất và nguồn gốc của họ là như vậy. 
Phóng viên: Trong một thời gian ngắn, Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông đã giành quyền kiểm soát đến 50% lãnh thổ Iraq từ tay quân đội, trong đó có 2 thành phố lớn, 1 trung tâm dầu mỏ Iraq. Thiếu tướng nhìn nhận, đánh giá như thế nào về sự kiện này? 
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trong thời gian ngắn, cụ thể là trong khoảng 3 tuần lễ, tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông có bước tiến như vũ bão, tiến đến đâu thì dẹp quân đội của ông Balini đến đó. Có lẽ chưa bao giờ diễn ra cuộc đánh chiếm nhanh, bất ngờ đến vậy. Chính điều này đã là bất ngờ đối với cộng đồng quốc tế, với Hoa Kỳ. Điều đó có thể lý giải là vì lực lượng nòng cốt của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông được đào tạo bài bản, trực tiếp tham gia chiến đấu ở Syria mấy năm nay rồi, được tổ chức chặt chẽ, vũ khí trang bị hiện đại. Đặc biệt là lối đánh của họ: đánh nhanh, đánh mũi nhọn, đánh thọc sâu, đánh cho quân đội của chính quyền Maliki không kịp trở tay nữa. Đấy là nguyên nhân chủ quan của họ.
Còn về nguyên nhân khách quan, thì người thiểu số Sunni cũng đã hoàn toàn mất lòng tin với chính quyền của ông Maliki. Chính một bộ phận lớn chính quyền của ông Maliki đã dẫn đường, hỗ trợ, tạo điều kiện cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông tiến quân. Thậm chí từ đầu năm đến giờ có một số sỹ quan quân đội an ninh của ông Maliki đã đầu quân cho quân đội của tổ chức hồi giáo nói trên. Như vậy, quân đội của ông Maliki đã trở thành một đội quân mất sức chiến đấu. Lực lượng an ninh thì mất tinh thần. Nhà nước do ông Maliki đứng đầu không thể điều hành được người dân và người dân bất bình cao độ. Đây là biểu hiện hậu quả của chính sách sai lầm mà chính quyền ông Maliki đã thực thi. 
Phóng viên: Thưa Thiếu tướng, dư luận cho rằng thời gian gần đây Mỹ và Iran có kẻ thù chung là tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông, vậy liệu Mỹ và Iraq  - những “kẻ thù cũ” có thể hợp tác với nhau để đối mặt với kẻ thù mới?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Chính Hoa Kỳ đã có 2 năm hợp tác gián tiếp với lực lượng Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông. Chính Hoa Kỳ đã giúp cho tổ chức này để chống lại Nhà nước Syria của ông Al Sadd – cũng như cách đây 20 năm, Hoa Kỳ đã ủng hộ Taliban để chống lại Liên Xô cũ, để rồi sau này Taliban quay lại chống Hoa Kỳ. Trong các năm 2011, 2012, 2013, Hoa Kỳ và châu Âu đã trực tiếp ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông trong cuộc chiến đấu chống lại những người của ông Al Sadd, bây giờ đến lượt những người này quay lại lật đổ chính quyền Maliki. Và đến khi lực lượng này giành chính quyền ở Iraq thì rõ ràng là thảm họa của người Mỹ.
Ở đây, có thể thấy Mỹ có hai thất bại kép: Thất bại thứ nhất là xóa tan thành quả Mỹ tại Iraq từ năm 2003 đến nay. Cái thứ hai, đặt Mỹ từ đối đầu đến đối thủ hoàn toàn mới, cực kỳ nguy hiểm. Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông là kẻ thù nổi lên nguy hiểm nhất của Mỹ hiện nay. Ngược lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông mang đầy đủ sắc thái của một lực lượng tôn giáo mà đại biểu là đại diện cho lực lượng hồi giáo Sunni. Trong khi đó, Iran là trung tâm, thánh địa của Shiai. Và họ nói rằng nếu Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông này giành được chính quyền ở Iraq thì họ sẽ coi Iran là kẻ thù không đội trời chung. Trong khi các quốc gia có kẻ thù chung thì muốn hay không họ sẽ hợp tác với nhau. Vì vậy, rất có thể các cựu thù cũ sẽ ngồi với nhau để chống lại kẻ thù chung mới. Tất nhiên là giữa hai kẻ thù cũ vẫn tồn tại khoảng cách của sự khủng hoảng lòng tin. 
Phóng viên: Với tình hình hiện nay, Mỹ có thể có can thiệp quân sự vào Iraq hay không? Thiếu tướng có thể dự báo tình hình Iraq trong thời gian tới?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Chắc chắn rằng bằng mọi cách Washington sẽ ngăn cản tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông nắm chính quyền. Đó là mục tiêu nhất quán của Mỹ, họ sẽ không bao giờ lơi lỏng. Trước tình huống chính trị hiện nay, chính quyền Tổng thống Obama đang lựa chọn can thiệp vào Iraq như thế nào. Có thể có mấy mức độ họ cân nhắc. Nếu như chính quyền Maliki tiếp tục lùi thì Mỹ sẽ dùng máy bay không người lái để tấn công tổ chức hồi giáo. Mỹ sẽ can thiệp có mức độ, có hạn chế. Có thể Mỹ sẽ đưa một số sỹ quan tình báo làm tham mưu, cung cấp thông tin, vũ khí, ngân sách, huấn luyện chính quyền Maliki. Họ đang cân nhắc khả năng dùng máy bay không người lái.
Còn nếu chính quyền Maliki đẩy lùi được kẻ thù trên chiến trường thì can thiệp trực tiếp của Mỹ sẽ giảm dần khả năng can thiệp. Còn nếu Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông lên nắm chính quyền thì không bao giờ Mỹ chấp nhận. Mục tiêu và phương thức của Mỹ là tìm mọi cách để củng cố chính quyền Maliki. Vì đã nhận ra hạn chế của chính ông Maliki nên có thể Hoa Kỳ sẽ mở đường cho Maliki từ chức để tạo cơ hội cho một nhân vật khác có khả năng hòa hợp các lực lượng. Tình huống lịch sử đặt ra vấn đề ông Maliki phải ra đi và Mỹ sẽ mở đường để Iraq trở nên ổn định hơn. 
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Thiếu tướng Lê Văn Cương!
Phóng viên (thực hiện)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.