Khẩn trương giao đất lâm nghiệp cho dân

(Baonghean) - Người dân huyện Quỳ Châu đang sống dựa vào rừng, xem rừng là nguồn sinh kế để thoát nghèo. Vì thế, chủ trương giao đất lâm nghiệp cho người dân ổn định sản xuất của huyện đang nhận được sự đồng tình cao của người dân. 

Phát triển kinh tế rừng lâu nay đang được xác định là một thế mạnh của huyện Quỳ Châu. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2011-2015 xác định: Đầu tư và phát triển rừng nguyên liệu là ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù là huyện có tiềm năng lớn với gần 77.000 ha đất lâm nghiệp có rừng để phát triển kinh tế rừng, nhưng thực tế, những giá trị rừng mang lại cho đời sống người dân còn rất thấp. Đặc biệt, tình trạng người dân sống gần rừng nhưng không có đất sản xuất, không được giao đất, phải đi làm thuê kiếm sống qua ngày tồn tại ở nhiều bản, nhiều xã. 

Người dân bản Khoang, xã Châu Bình họp bàn phương án chia đất.
Người dân bản Khoang, xã Châu Bình họp bàn phương án chia đất.
Sau vụ việc hàng trăm người dân xã Châu Bình tự ý vào rừng chặt phá cây, lấn chiếm đất rừng, UBND tỉnh đã quyết định tiến hành rà soát hiện trạng sử dụng đất tại các nông, lâm trường, Ban Quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn. Qua rà soát, UBND tỉnh có quyết định thu hồi 2.341,9 ha, trong đó thu hồi của Lâm trường Cô Ba là 1.753,5 ha, thu hồi của Ban Quản lý rừng phòng hộ là 588,5 ha chuyển về cho địa phương quản lý để giao cho dân sản xuất. UBND huyện đã thành lập đoàn bàn giao đất tại thực địa cho UBND các xã quản lý theo đúng quy định. Có thể nói, quyết định của UBND tỉnh giúp cho huyện Quỳ Châu tháo gỡ được “nút thắt” vấn đề người dân thiếu đất sản xuất bấy lâu nay. 
Để giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ giao đất, UBND tỉnh có chủ trương bố trí kinh phí để thuê 3 đơn vị tư vấn về giúp huyện trong công tác đo đạc, xác định ranh giới, lập hồ sơ. Sở Tài nguyên và Môi trường cử cán bộ xuống trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ huyện để kịp thời đẩy nhanh tiến độ trước ngày 30/11, báo cáo UBND tỉnh. Ông Trần Bảo Linh, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết: Với quan điểm những gia đình, cá nhân đủ điều kiện chưa có đất sản xuất huyện sẽ chia số diện tích đất lâm nghiệp chưa giao theo số hộ đã được xã xét duyệt để đảm bảo giao đầy đủ cho nhân dân. Khi giao đất ngoài thực địa sẽ áp dụng theo hình thức bốc thăm; gia đình, cá nhân nào bốc được thăm nào sẽ được giao thửa đất đó. 
Tổng diện tích đất lâm nghiệp cần giao trên địa bàn huyện đợt này là 14.406,6 ha, số hộ phải giao là 4.300 hộ tại 10 xã. Đến thời điểm 20/11, đã có 8/10 xã hoàn thành việc giao đất thực địa cho người dân. Cụ thể như tại xã Châu Phong, phân chia thửa đất trên bản đồ và giao đất lâm nghiệp tại thực địa xong của 19/19 bản với tổng số 752 hộ/873 thửa đất. Tổng diện tích được giao 4097,9 ha. Xã Diên Lãm đã hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp tại thực địa của 12/12 bản với tổng số 392 hộ/392 thửa đất tổng diện tích 1663,9 ha; đã tiến hành thống kê và lập hồ sơ 122 thửa/122 hộ, cá nhân với tổng diện tích 466,1 ha được giao đất lâm nghiệp tạm thời năm 2003 phục vụ việc kê khai đăng ký cấp chứng nhận quản lý sử dụng đất...
Không thể nói hết sự vui mừng của những người dân được giao đất, bởi đối với họ đây là niềm mong mỏi bấy lâu nay. Ông Lang Văn Hà, xã Châu Phong chia sẻ: “Hơn mười mấy năm nay, vợ chồng, con cái phải đi làm thuê để sinh sống qua ngày, nghèo mãi. Bây giờ được Nhà nước giao đất, gia đình sẽ mua keo về trồng, mua bò về nuôi, hy vọng kinh tế sẽ phát triển hơn, con cái được chăm lo đầy đủ. Cùng chung niềm vui đó, gia đình ông Lang Văn Sơn, bản Khoang, xã Châu Bình cho biết: “Nguyện vọng có đất rừng sản xuất của gia đình lâu nay giờ thành hiện thực rồi. Chúng tôi sẽ cố gắng phát huy tốt giá trị của đất rừng để nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống”.
Bên cạnh niềm vui thì những hộ được nhận đất lâm nghiệp đợt này không khỏi có những lo lắng, băn khoăn. Hầu hết những diện tích mà các nông, lâm trường và Ban Quản lý rừng phòng hộ trả lại cho huyện để giao cho các hộ dân là diện tích đất rừng da báo, khó sản xuất hoặc ở xa và đi lại khó khăn. Hơn nữa, do diện tích đất được giao ít, nhưng số gia đình được nhận đất nhiều, nên mỗi gia đình chỉ nhận chưa đầy 1 ha. Như tại bản Khoang, xã Châu Bình, tổng số hộ được xét duyệt là 82 hộ nhưng chỉ được giao 52 ha. Tính  ra, mỗi hộ chỉ nhận được khoảng 0,7 ha đất. Ông Lang Văn Nhất, Trưởng bản Khoang cho biết: “Những diện tích được giao cho người dân trong bản cách 5 km, chưa có đường đi lại. Trong 52 ha được giao thì mất khoảng 5 ha để làm đường vận chuyển nguyên liệu. Người dân lo lắng là đến thời kỳ thu hoạch thì việc vận chuyển rất khó khăn, dễ bị thương lái ép giá từ đó giá trị kinh tế nhận được chẳng đáng là bao nhiêu…”.  
Cho đến thời điểm này, chỉ còn 2 xã là Châu Bình và Châu Hạnh chưa thực hiện xong công tác giao đất lâm nghiệp cho người dân. Ở xã Châu Hạnh đã giao được hơn 2.000 ha trên tổng số diện tích khoảng 4.000 ha cần giao. Với tiến độ trên, khả năng Châu Hạnh sẽ không đạt được yêu cầu của huyện là đến hết ngày 30/11 phải tiến hành xong việc giao đất cho người dân. Theo ông Lang Văn Thiết, Chủ tịch UBND xã Châu Hạnh thì nguyên nhân là do trước đây công tác quản lý đất còn lỏng lẻo, một số hộ dân vào rừng chiếm dụng trái phép. Khi phát hiện, chính quyền địa phương đã lập biên bản gửi hồ sơ lên huyện để xử lý, nhưng việc xử lý chưa triệt để. Hiện nay, diện tích bị lấn chiếm rất nhiều. Tại các bản Hạnh Tiến, Kẻ Nính, Khe Hán, Thuận Lập, Pà Cọ, Tà Cồ, Định Tiến, việc giao đất gặp rất nhiều khó khăn. Công tác rà soát, lập danh sách tại thôn bản chưa được thực hiện tốt, như bản Hạnh Tiến, thì Bí thư, Trưởng bản, Phó bản mỗi người lập một danh sách khác nhau. Trong đó, có những gia đình không thuộc diện được giao đất đợt này. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ của các thành viên trong Ban chỉ đạo chưa đồng đều, cán bộ phụ trách thì chưa nắm vững quy trình nên khi người dân thắc mắc chưa giải thích thỏa đáng nên đồng thuận cao dẫn đến tiến độ chậm. 
Trong quá trình giao đất thì một số vấn đề nảy sinh. Như tại cụm 4 bản: Kẻ Nính, Pà Cọ, Tà Cồ, Định Tiến có 53 gia đình đã tiến hành khai hoang, phục hóa hơn 20 ha gần khe để trồng cọ, trồng mét hàng chục năm nay. Sau khi rà soát diện tích đất thì chính quyền không bóc tách ra để nhập vào chia cho người dân. Ông Hà Văn Ninh, Trưởng bản Pà Cọ cho biết: “Bản có khoảng 10 hộ đã tiến hành sản xuất 10 ha đất gần khe để trồng cọ, mét hàng chục năm nay. Nhưng hiện nay xã lấy lại đất để chia cho các hộ thiếu đất. Người dân trong bản không đồng tình nên bản đã làm tờ trình kiến nghị xã bóc tách số diện tích này ra. Nếu những hộ được nhận đất rừng thì trả để được giữ lại đất mét, cọ lâu nay”.
Trước sự việc trên, UBND xã Châu Hạnh đã tạm dừng việc giao đất tại cụm 4 bản trên và tiến hành họp đối thoại với nhân dân. Phương án huyện, xã đưa ra là những gia đình nào được giao đất đợt này nhưng trước đã có sử dụng đất gần khe để trồng cọ, mét thì không giao đất ở vị trí mới, mà sẽ giao đất trên hiện trạng canh tác. Những gia đình nào có diện tích nhiều hơn hạn mức cần giao sẽ cắt chia lại cho gia đình khác. Phương án này nhận được sự đồng tình của người dân và hiện xã đang tiếp tục tiến hành giao đất cho dân.  
 Tuy có gặp những khó khăn, vướng mắc, nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ của các tổ chức, đoàn thể nên công tác giao đất lâm nghiệp đạt được kết quả cao và tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. UBND huyện Quỳ Châu phấn đấu hoàn thành công tác giao đất thực địa cho người dân trước ngày 30/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của huyện trong năm 2014 mà còn là nguyện vọng thiết tha của người dân trên địa bàn huyện. Sau khi giao đất thực địa, huyện đẩy mạnh việc xây dựng hồ sơ để tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm canh tác, sản xuất. 
Bài, ảnh: Phạm Bằng

tin mới

Nghĩa Đàn đưa việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên

Nghĩa Đàn đưa việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên

(Baonghean.vn) - Qua 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị , việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo chuyển biến mạnh mẽ.

Cần có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện và chế độ kiêm nhiệm ở cấp xã

Cần có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện và chế độ kiêm nhiệm ở cấp xã

(Baonghean.vn) - Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của HĐND các cấp được tăng cường và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của HĐND cấp huyện và chế độ, chính sách cho đại biểu HĐND cấp xã đang đặt ra một số bất cập, cần được nghiên cứu để sửa đổi phù hợp hơn.

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh làm rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất vào cuối nhiệm kỳ ở các chỉ tiêu dự báo khó đạt...

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.