Khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão số 10

(Công văn số 524, ngày 7/10/2013 của UBND tỉnh Nghệ An)
Bão số 10 đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh ngày 30/9/2013. Tại Nghệ An đã có sức gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10 vùng đồng bằng ven biển, cấp 5, cấp 6 vùng trung du, đã gây ra mưa rất to trên diện rộng. Lượng mưa từ ngày 30/9 đến 02/10/2013 phổ biến từ 250 đến 350mm; cụ thể tại Quế Phong 270mm, Tây Hiếu 346mm, Nam Đàn 244mm, Vinh 285mm, Quỳnh Lưu 338mm. Cá biệt lượng mưa tại hồ vực Mấu, công ty Thủy lợi Bắc đo được từ 17 giờ ngày 30/9 đến 14 giờ ngày 01/10/2013 là 541 mm, tại hồ Đá Bạc xã Tân Thắng là 567mm.
Mưa to gây đợt lũ trên sông Cả, mực nước đỉnh lũ tại trạm thủy văn Nam Đàn lúc 5 giờ ngày 04/10/2013 là 6,48m (dưới báo động II là 0,42m).
Trước đó từ ngày 17 đến ngày 21/9/2013, do ảnh hưởng bão số 8, trên địa bàn Nghệ An cũng đã có mưa to đến rất to, lượng mưa từ 200 đến 390mm, gây nên lũ trên sông Cả với đỉnh lũ tại Nam Đàn là 7,38m (dưới mức báo động III là 0,52m). Mưa to đã làm hầu hết các hồ chứa đầy nước, do đó khi có lượng mưa lớn của bão số 10 thì 100% hồ chứa nước đều phải xả tràn.
II. Công tác chỉ đạo đối phó với cơn bão số 10 của UBND tỉnh, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và TKCN tỉnh 
- UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh đã thực hiện nghiêm túc 3 Công điện của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương: Công điện số 70, 71, 72/CĐ-TW và 2 Công điện số 1554, 1559 của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ đạo đối phó với bão số 10.
Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và TKCN tỉnh đã ban hành 9 Công điện chỉ đạo đối phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 10.
III. Kết quả công tác ứng cứu, khắc phục ban đầu
Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh và các đồng chí thành viên Ban chỉ huy PCLB và TKCN đã đi kiểm tra, thực tế tại hiện trường để chỉ đạo các huyện, thành, thị, các đơn vị triển khai kịp thời công tác khắc phục hậu quả, kết quả đạt được trên một số lĩnh vực chủ yếu như sau:
1. Công tác kêu gọi tàu thuyền hoạt động trên biển
Đã kêu gọi 4.002 phương tiện với 23.128 lao động đánh hải sản trên biển về nơi tránh trú bão an toàn.
2. Công tác di dời dân
Sơ tán 2.343 hộ với 8.896 nhân khẩu tránh bão và lụt, trong đó:
- Huyện Nghi Lộc: 15 hộ/59 khẩu;
- Thị xã Cửa Lò: 1.231 hộ/14.265 khẩu;
- Huyện Diễn Châu: 176 hộ/680 khẩu;
- Huyện Quỳnh Lưu: 248 hộ/1200 khẩu;
- Thị xã Hoàng Mai: 673 hộ/2.692 khẩu;
3. Công tác đảm bảo an toàn công trình hồ đập 
-Trước khi bão số 10 đổ bộ vào, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đã đầy nước. Để đảm bảo an toàn, một số đập như Đá Hàn, Nghi Công, Khe Làng huyện Nghi Lộc đã cho xử lý bằng cách hạ tràn (hồ Đá Hàn) hoặc mở rộng tràn sự cố (Nghi Công, Khe Làng). Hiện các hồ đập đảm bảo an toàn.
 - Trong số các hồ đập thủy lợi, trên địa bàn Nghệ An có 32 hồ đập vừa và nhỏ hiện nay đã chứa đầy nước, nếu tiếp tục có mưa to thì gây mất an toàn hồ đập.
- Riêng tại địa bàn thị xã Hoàng Mai, do lượng mưa cường độ lớn và tập trung cho nên để đảm bảo an toàn hồ Vực Mấu, Ban chỉ huy PCLB hồ Vực Mấu đã thực hiện quy trình điều tiết vận hành tràn xả lũ được UBND tỉnh quy định, đã mở 5 cửa tràn để xả lũ. (Trước khi xả lũ đã có Thông báo số 92/TB-XNTL ngày 30/9/2013 của Xí nghiệp thủy lợi Quỳnh Lưu thuộc công ty thủy lợi Bắc gửi UBND các xã, thị trấn: Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh, Mai Hùng, Thị trấn Hoàng Mai, Quỳnh Dị, Quỳnh Thiện và các vùng phụ cận biết để chuẩn bị đối phó). Tuy nhiên do lượng mưa lớn, kết hợp với thủy triều dâng cao, làm cho việc tiêu thoát chậm, gây ngập 2 đoạn Quốc lộ lA đi trên địa phận thị xã Hoàng Mai và làm cho các phường Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh, Mai Hùng, Thị trấn Hoàng Mai, Quỳnh Dị, Quỳnh Thiện bị ngập và bị chia cắt.
4. Công tác tiêu úng
Các công ty thủy lợi Nam, Bắc và các địa phương chủ động vận hành hết công suất các cống tiêu quan trọng như Bến Thủy, Nghi Quang, Rào Đừng, Diễn Thành, Diễn Thủy và các trạm bơm tiêu úng thành phố Vinh, các cống tiêu ven biển theo phương châm "gạn triều tiêu úng". Đồng thời nhắc nhở các địa phương thông thoáng các trục tiêu, kênh tiêu.
5. Bảo vệ hệ thống công trình đê điều
+ Đê Tả Lam tại K67+238 đến K67+278 bị sạt mái đê do lũ đợt mưa bão số 8, đã xử lý bước 1 và bảo đảm an toàn đê điều.
+ Cống Nam Đàn 2: Bổ sung phai sự cố hạ lưu để đảm bảo kín nước.
+ Hệ thống đê điều toàn tỉnh: đảm bảo an toàn không có sự cố về đê.
6. Chỉ đạo sản xuất Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Chỉ đạo các địa phương khẩn trương thu hoạch lúa mùa sớm theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", đồng thời có biện pháp bảo vệ các ao và khu nuôi trồng thủy sản.
IV. Công tác cứu trợ, cứu nạn
- Ngay từ sáng 01/10/2013, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, phó chủ tịch - Trưởng ban chỉ huy PCLB - TKCN tỉnh cùng các đồng chí trong thường trực Ban chỉ huy PCLB - TKCN tỉnh đã ra thị xã Hoàng Mai để chỉ đạo công tác ứng cứu và khắc phục hậu quả với tinh thần ưu tiên cứu người, không để dân đói dân thiếu nước.
- Đã huy động nhiều lực lượng, phương tiện của bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, công an tỉnh và các lực lượng của quân khu 4 tập trung chỉ đạo
khẩn cấp nhiệm vụ giúp nhân dân sơ tán và ứng cứu tại các vùng ngập lụt, bị chia cắt. (Đã huy động 15 tàu của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Quân khu IV Công an tỉnh...cùng nhiều bè mảng của nhân dân) . Đã sơ tán 109 hộ ngập sâu với 435 người lên các vùng cao an toàn.
- Tổ chức tìm kiếm và trục vớt xe ô tô biển số 37A-00203 của Sở Công Thương trên đường đi cứu trợ bị tai nạn tại thị xã Hoàng Mai đêm 01/10, đồng thời tổ chức mai táng chu đáo đồng chí Nguyễn Tài Dũng tại xã Thanh Văn huyện Thanh Chương.
UBND tỉnh đã cấp 10 tấn mì tôm và 100 thùng nước sạch, nhiều đơn vị và cá nhân đã đến hỗ trợ cho đồng bào bị ngập lụt ở thị xã Hoàng Mai.
- Sở y tế Nghệ An đã cấp 6 cơ số thuốc, 42.000 viên làm sạch nước cho 3 huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thành phố Vinh và 4 cơ số thuốc 28.000 viên Aquatab và 155kg ClopheraminB cho huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai.
- UBND tỉnh đã thành lập Ban vận động và tiếp nhận cứu trợ để tiếp nhận và phân bổ cứu trợ lương thực thực phẩm và kinh phí cho đồng bào vùng bị bão lụt.
V. Tình hình trên các tuyến đường giao thông
Tại thời điểm ngập nhiều nhất, QL 1A đoạn đi qua thị xã Hoàng Mai và một số đoạn trên tuyến QL48, QLI5, ĐT531, ĐT531B bị ngập sâu tắc đường. Riêng tuyến đường quốc lộ lA phải phân luồng từ Thành phố Vinh đi qua đường Hồ Chí Minh. .
Hiện nay các vị trí bị hư hỏng như đường ĐT531 tại tràn Km 13+900 (xã Nghĩa Lợi - Huyện Nghĩa Đàn) và Km19+400 (xã Nghĩa Bình - Huyện Nghĩa Đàn), Sở GTVT đã xử lý đảm bảo giao thông bước I. Các tuyến đường khác đã trở lại bình thường.
VI. Tình hình thiệt hại
1. Tình hình thiệt hại về người
- Người bị chết: 03 người
+ Nguyễn Thị Huyền, sinh năm 1978, quê quán phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai, bị chết đuối lúc 7 giờ ngày 01/10/2013.
+ Ông Nguyễn Tài Dũng sinh năm 1962 , phó Giám đốc Sở Công Thương, quê quán xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương. Hy sinh vào đêm 01/10/2013 trong khi chở hàng cứu trợ cho thị xã Hoàng Mai.
+ Nguyễn Văn Toàn, 12 tuổi, xóm Thanh Chương, xã Tân An, huyện Tân Kỳ, bị chết đuối lúc 16 giờ ngày 02/10/2013 trong khi đi chăn trâu. 
- Người bị mất tích: 01 người (Anh: Phan Văn Tuấn, sinh năm 1988, quê quán: khối Tân Phong, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai), mất tích ngày 01/10/2013, nguyên nhân: bơi để lên thuyền thì bị nước cuốn trôi.
- Bị thương 02 người (Thị xã Thái Hòa 01, Hưng Nguyên 01)
2. Nhà cửa và tài sản
- Nhà bị sập đổ, hư hỏng nặng: 16 nhà.
(13 nhà ở chính và 3 nhà bếp) của các huyện, thị: Yên Thành 6 nhà, Tương Dương 2 nhà, Nghĩa Đàn 1 nhà, Hưng Nguyên 1 nhà và Thị xã Hoàng Mai 6 nhà.
Xuống cấp, hư hỏng 15.000 nhà ngập (thị xã Hoàng Mai).
-Nhà bị tốc mái: 130 nhà.
- Có 17 hộ dân xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn sống ven sông Lam có nguy cơ sạt lở rất cao. Hầu hết các hộ dân bị sạt lở cách nhà ở từ 5m đến 6m, công trình phụ của các hộ bị sạt lở hoàn toàn xuống sông Lam.
- Nhà dân bị ngập tại thời điểm cao nhất: 22.269 nhà. Trong đó Thị xã Hoàng Mai bị ngập khoảng: 20.000 nhà, Nghĩa Đàn: 534 nhà, thị xã Thái Hòa: 600 nhà, Quỳ Hợp: 124 nhà, Quỳnh Lưu: 527 nhà, Yên Thành: 191 nhà, thành phố Vinh: 164 nhà, thị xã Cửa Lò 70 nhà và Tân Kỳ 59 nhà.
- Tường rào bị sập đổ: 5540m
- Ki ốt bị tốc mái: 07 cái.
- Dàn ngói Prô bị hỏng : 130 tấm 
- Bị ngập, hư hỏng 100 chiếc ô tô con; 30 chiếc o tô tải và 50 máy thi công (của Thị xã Hoàng Mai).
- Tàu thuyền: loại <20cv bị="" chân="" 12="" chiếc="" (quỳnh="" lập="" 6="" chiếc,="" quỳnh="" phương="" 3="" chiếc,="" quỳnh="" dị="" 3="" chiếc);="" loại="">90CV bị hư hỏng nặng 01 chiếc (Quỳnh Phương).
3. Trường học, trạm y tế, trụ sở, các công trình khác 
- Phòng học bị tốc mái: 25 phòng
- Phòng học bị ngập nước: 862 phòng. Trong đó: thị xã Hoàng Mai bị ngập 18 trường - khoảng 300 phòng, còn lại là các địa phương khác. 
- Số trường nghỉ học 92 trường, trong đó: Mầm non 37 trường; tiểu học 31 trường; THCS 23 trường; THPT 01 trường.
- Trạm y tế bị ngập: 75 phòng.
- Trụ sở UBND xã bị ngập: 3 trụ sở.
Nhà văn hóa bị tốc mái : 3 nhà
- Các công trình như đại tưởng niệm, liệt sỹ, nhà thờ họ, đền miếu... của thị xã 
Hoàng Mai bị ngập lụt, hư hỏng, xuống cấp.
4. Sản xuất nông nghiệp, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản và nông sản
- Lúa bị ngập: 2.609,6 ha; mất trắng trên 700% là 1.130,3 ha; giảm sản lượng từ 30% đến 70% là 70,0 ha.
- Diện tích ngô và rau màu bị ngập: 4.235,4ha; mất trắng trên 70% là 4.049,4
ha; giảm sản lượng từ 30% đến 70% là 57,1 ha.
- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị ngập: 18,0 ha; mất trắng trên 70% là 1,0 ha; giảm sản lượng từ 30% trên 70% là 0,5 ha.
- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả hàng năm bị ngập: 1.862,6 ha; mất
trắng trên 70% là 4,1 ha; giảm sản lượng từ 30% đến 70% là 1.271,0 ha.
- Rừng phòng hộ (cây phi lau) bị gãy đổ: 500 cây
Diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập: 1.996 ha: mất trắng trên 70% là 1.845,5 ha; giảm sản lượng từ 30% đến 70% là 128,0 ha.
-  Diện tích đất canh tác bị xói lở, bồi lấp : 7,17ha
- Gia cầm bị cuốn trôi: 79.079 con 
- Lợn bị chết: 2.429 con
- Trâu bò bị chết: 182 con
- Hươu bị chết: 277 con
- Lúa đã thu hoạch bị hỏng: 3.450 tấn
- Nước mắm bị ngập hư hỏng: 500.000 lít
- Cá mực đông lạnh bị hỏng: 750 tấn. 
- Thức ăn gia súc bị hư hỏng: 195 tấn.
5. Công trình thủy lợi
- Đê kè bị hư hỏng: 2020m (trong đó đê kè Tả Lam 1.800m, kè địa phương 220m)
- Sạt lở bờ sông Lam (địa bàn xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn): 800m.
- Riêng thị xã Hoàng Mai Hệ thống đê điều bị vỡ (tuyến đê biển Quỳnh Dị, tuyến đê sông Hoàng Mai của phường Quỳnh Dị, tuyến đê ngăn mặn sông Mơ xã Quỳnh Liên) và sạt lở các tuyến đê; kè; cống tiêu bị hư hỏng, kênh mương bị sạt lở...
- Kênh mương bì sập đổ, hư hỏng: 5.587m (kênh xây 5031m, kênh bê tông - 556m) và bị cuốn trôi 228m kênh bê tông.
- Đập loại nhỏ bị sạt lở, hư hỏng: 15 cái.
- Tràn xảy lũ loại nhỏ bí hư hỏng: 10 cái
- Khối lượng đạt sạt lở: 102.600m3.
- Nước sinh hoạt tự chảy bí hư hỏng: 5 cái. 
6. Công trình giao thông
+ Đường Quốc lộ và Tỉnh lộ (Báo cáo của Sở GTVT): 
- Hư hỏng nền, mặt đường. 67,3 Km;
- Sạt lở đất bồi lắng: 27.100 m3;
- Cống, tràn bị xói lở. 15 cái;
+ Đường giao thông huyện, xã (Báo cáo từ các địa phương):
- Chiều dài đường bị cuốn trôi: 25m
- Chiều dài đường bị sạt lở, hư hỏng: 21.516m; khối lượng đất bị sạt lở
84.200m3; ta tuy đường bị sạt lở: 565m.
- Cầu bị hư hỏng 03 cái (cầu kiên cố: 01 cái, cầu nhỏ: 02 cái)
- Cầu tràn và tràn loại nhỏ bị hư hỏng: 09 cái (cầu tràn 04 cải, tràn 05 cái)
- Cống qua đường loại nhỏ bị hư hỏng: 19 cái
- Mương thoát nước bị sạt lở: 180m.
+ Công trình giao thông của thị xã Hoàng Mai: Sạt lở các tuyến đường giao thông liên huyện liên xã; cầu cống bị hư hỏng...
7. Công nghệ và Thông tin trên lạc
- Dây thông tin bị đứt: 500 m
-  Dây điện bị đút: 4.430m.
Cột điện hạ thế bị đổ: 60 cột
8. Ước thiệt hại về kinh tế: 1.279,7 tỷ đồng
(Một nghìn hai trăm bảy mươi chín tỷ bảy trăm triệu đồng).
Trong đó : 
- Các huyện, thành thị và các ngành: 442,8 tỷ đồng. 
- Thị xã Hoàng Mai: 836,9 tỷ đồng. 
VII. Một số nội dung trọng tâm trong thời gian tới
1. Tiếp tục triển khai đánh giá thống kê thiệt hại và tổ chức ứng cứu, khắc phục hậu quả. Huy động mọi lực lượng, phương tiện trên địa bàn để giúp đỡ, động viên hướng dẫn nhân dân khắc phục thiệt hại, vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất; tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị chết, bị thương, gia đình chính sách, gia đình bị thiệt hại nặng. Tổ chức tìm kiếm người mất tích; trước mắt, trích kinh phí của huyện để thăm hỏi, hỗ trợ theo quy định; sửa chữa các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Chỉ đạo nhân dân tập trung thu hoạch lúa gà hoa màu; cứu trợ kịp thời lương thực, thực phẩm, và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân vùng bị ngập úng, chia cắt. 
2. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh triển khai lực lượng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả; tiếp tục duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
3. Thực hiện xử lý môi trường, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, xử lý nước
sinh hoạt; cung cấp thuốc chữa bệnh, hoá chất, hướng dẫn nhân dân vệ sinh môi trường, không để dịch bệnh bùng phát ở người và gia súc gia cầm.
4. Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp tình hình thiệt hại, tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các địa phương. 
5. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị xử lý các vị trí còn tắc đường, sớm đảm bảo an toàn giao thông thông suốt.
6. Đề nghị UBMT tổ quốc tỉnh, Hội chữ thập đỏ và các Đoàn thể khác tổ chức động viên thăm hỏi cứu trợ kịp thời và kêu gọi các tổ chức và cá nhân hỗ trợ đồng bào bị bão lụt. Đồng thời tổ chức tiếp nhận, phân bổ hàng cứu trợ đảm bảo kịp thời đúng đối tượng.
Trên đây là báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An về tình hình diễn biến bão số 10 và công tác chỉ đạo đối phó với bão, mưa lũ để Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo PCLB Trung ương và các Bộ ngành biết./.
T/M UBND tỉnh
Ký thay chủ tịch
Phó Chủ tịch
Đinh Viết Hồng

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.