Khí CO2 tăng chứ không giảm tỷ lệ thuận với GDP
Tạp chí Biến đổi khí hậu (Anh) ra ngày 8/10 đăng nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Oregon (Mỹ) cho thấy khí thải điôxít cácbon (CO2), nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, tăng tỷ lệ thuận với tốcđộ phát triển kinh tế nhưng không giảm tỷ lệ thuận với tốc độ suy thoái kinh tế.
Tạp chí Biến đổi khí hậu (Anh) ra ngày 8/10 đăng nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Oregon (Mỹ) cho thấy khí thải điôxít cácbon (CO2), nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, tăng tỷ lệ thuận với tốcđộ phát triển kinh tế nhưng không giảm tỷ lệ thuận với tốc độ suy thoái kinh tế.
Qua xem xét thống kê của Ngân hàng Thế giới đối với hơn 150 nước trong thời gian từ 1960-2008, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khí CO2 tăng trung bình 0,73% đối với mỗi 1% tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi tỷ lệsụt giảm khí CO2 chỉ là 0,43% đối với mỗi 1% sụt giảm GDP.
Khí thải được thấy từ một chiếc xe dừng lại tại đèn giao thông ở Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Reuters)
Ông Richard York thuộc Đại học Oregon cho rằng suy thoái kinh tế không dẫnđến sự sụt giảm lượng khí CO2 lớn như khi tăng trưởng kinh tế làm gia tăng lượng khí này trong không khí.
Theo ông, nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do các cơ sở hạ tầng mới mọc lên trong thời kỳ phát triển vẫn tiếp tục hoạt động trong thời kỳ suy thoái. Chẳng hạn, khi kinh tế suy thoái, nhà máy chưa đóng cửa ngay, con người vẫn lái xe trên các tuyến đường, nhiều tòa nhà mới vẫn sử dụng hệ thống sưởi ấm hoặc làm mát.
Ông York nhấn mạnh ngay cả sau năm 1990, khi nhiều nước phát triển bắt đầu tìm cách hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo quy định của Liên hợp quốc, thì lượng khí này trong thời kỳ suy thoái kinh tế vẫn giảm ít hơn khi nó gia tăng trong thời kỳ bùng nổ kinh tế. Ông cảnh báo các nhà kinh tế nên xem xét lại cách thức dự báo tốc độ gia tăng khí CO2, chứ không phải theo mô hình GDP và khí thải tăng-giảm sát nút như hiện nay.
Ủy ban Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu cho biết khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất, khiến lụt lội, hạn hán, nắng nóng, bão cát xuất hiện thường xuyên hơn và khiến mực nước biển dâng cao.
Theo tính toán của ủy ban này, kinh tế thế giới sẽ tăng từ 21.000 tỷ năm 1990 lên khoảng 235-550.000 tỷ vào năm 2100, đồng nghĩa nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng khoảng 1,1-6,4 độ C trong cùng thời gian này.
Khoảng 200 nước trên thế giới đang hướng tới mục tiêu đạt được hiệp ước toàn cầu mới về chống biến đổi khí hậu vào năm 2015 để văn bản này có hiệu lực từ năm 2020. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thế giới vẫn thất bại trong nỗ lực này tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ở Copennhagen, Đan Mạch, năm 2009 vừa qua./.
Theo (TTXVN) - V.T