Khi lòng dân đồng thuận
Là xã thuộc vùng bán sơn địa của huyện Nam Đàn, với1/3 dân số là đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo; giao thông đi lại khó khăn, đời sống nhân dân nghèo khó. Mong ước có được đường giao thông rộng rãi, lưu thông thuận tiện...
Hàng trăm hộ dân Nam Nghĩa đã sΩn sàng hiến hàng ngàn mét vuông đất cho Nhà nước để mở rộng đường giao thông nông thôn, góp phần làm đẹp đường làng ngõ xóm, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế-xã hội.
Xóm 9, xã Nam Nghĩa là xóm đất chật người đông, nằm sát chân núi với địa hình phức tạp, trước năm 2006, trục đường chính của xóm (dài 1,1km) vẫn là đường đất, nhỏ hẹp, nhiều cua gấp và tầm nhìn hạn hẹp, nếu gặp phải trời mưa đi lại rất khó khăn vì trơn trượt...
Đường làng ở xóm 9, xã Nam Nghĩa nay đã được mở rộng
Trước tình trạng này, cấp uỷ, chính quyền xã, xóm xác định mở rộng đường và giải phóng hành lang là việc làm quan trọng và cấp thiết. Từ chủ trương đó, xóm đã họp dân, huy động sự vào cuộc của cán bộ, đảng viên, hội viên các tổ chức đoàn thể cùng tham gia tuyên truyền vận động những gia đình sống hai bên đường hiến đất để mở rộng.
Anh Trần Quang Nghĩa, xóm trưởng xóm 9 nhớ lại: " Xóm chúng tôi được chỉđạo làm điểm đầu tiên trong toàn xã. Buổi đầu họp xóm, vận động bà con hiến đất chẳng có ai hưởng ứng cả. Rồi họp chi bộđảng để triển khai trong đảng viên mà nhiều đồng chí vẫn chưa hết băn khoăn. Ngay trong từng gia đình cũng còn mâu thuẫn bởi liên quan đến khoản tiền lớn. Hơn nữa, trong quá trình giải toả, một số bờ rào, cổng xây kiên cố phải tháo dỡ...
Vì vậy công tác tuyên truyền, thuyết phục người dân để họ thấy được lợi ích chính đáng từ việc mở rộng đường". Đến cuối năm 2006, khi công trình bắt đầu thi công đã có 54 hộ dân tự nguyện hiến đất (gia đình ít nhất là 50m2, nhiều nhất là gần 200m2), tổ chức di dời chuồng trâu bò, công trình phụ ra khỏi mốc chỉ giới để làm đường, điển hình như bà Nguyễn Thị Xuân (là mẹ liệt sỹ) hiến 150m2, ông Nguyễn Thanh Hải hiến 155m2... Không những hiến đất mà người dân trong xóm còn đóng góp mỗi khẩu 1.041.000 đồng, thu trong 3 năm (miễn cho người già từ 70 tuổi trở lên) để cùng với chính quyền làm đường nhựa.
Ông Lê Quán Phú, cán bộ Văn phòng UBND xã Nam Nghĩa, cho biết: "Trước đây, các tuyến đường liên xã, liên thôn đều là đường đất sỏi đá và hẹp (chỉ rộng 3- 4 mét). Năm 2006, xã được UBND tỉnh quan tâm cho lập dự án đường GTNT với chiều dài 14 km, mặt đường rải nhựa 3,5 mét, rộng 8 mét theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Trong đó dân phải tự nguyện hiến đất để mởđường và đầu tư thêm 50% chi phí làm đường nhựa. Trên thực tế, các hộ dân bám đường gần như 100% đều đã xây tường gạch táp lô bao quanh cho nên việc yêu cầu người dân hiến đất vốn đã là một vấn đề khó khăn, nay lại vận động họ vừa hiến đất vừa phải đập bỏ cả bờ rào để làm đường là điều không đơn giản.
Cấp uỷ, chính quyền họp lên, họp xuống mà vẫn bế tắc. Cho đến khi Đảng uỷ quyết định quán triệt chủ trương này đến từng chi bộ, vận động đảng viên gương mẫu làm trước để quần chúng nhân dân làm theo.
Nhờđó mà cuộc vận động này đã đem lại kết quả tốt". Đã có 818 hộ dân bám mặt đường liên thôn, liên xã xung phong hiến đất với tổng diện tích 96.360 m2 đất, 5.418 mét tường rào, 3 căn nhà dân cùng với 11 chuồng trại chăn nuôi, 25 công trình vệ sinh và 18.500 cây ăn quả, cây lâm nghiệp mà xã chẳng tốn một đồng kinh phí nào chi trảđền bù giải phóng mặt bằng... Xã cũng có lập ban vận động, nhưng hầu hết nhân dân đều chủđộng tự nguyện cho nên việc xây dựng đường GTNT nhanh chóng hoàn thành chỉ tiêu.
Theo thống kê của UBND xã, tính đến nay, Nam Nghĩa đã làm được 11km đường giao thông liên thôn liên xã, đưa tổng sốđường bê tông hoá, nhựa hoá lên 18km; hầu hết trên địa bàn toàn xã ở khắp các thôn đều có đường nhựa, rộng từ 8-10m... Nhà có đất ven đường hiến đất, hộ không có đất đóng góp bằng công xây, và điều quan trọng hơn cả là tuyến đường từ "sức dân" này đã tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Ngọc Anh