Khó tái đàn, lợn đen miền Tây Nghệ An giá cao chưa từng có

Xuân Hoàng - Quang An

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Lợn đen đang được nuôi trên địa bàn các huyện vùng cao của Nghệ An hiện có giá từ 130.000 - 170.000 đồng/kg. Đáng nói, bà con muốn tái đàn lợn đen sau dịch tả lợn châu Phi nhưng lại khan hiếm con giống.
Lợn đen vùng cao hiện đang được bán với giá cao chưa từng có, từ 130.000 - 170.000 đồng/kg. Ảnh: Xuân Hoàng
Lợn đen vùng cao hiện đang được bán với giá cao chưa từng có, từ 130.000 - 170.000 đồng/kg. Ảnh: Xuân Hoàng

Thời gian này, giá lợn thịt hơi ở miền xuôi đã vượt mốc 100.000 đồng/kg, thì lợn đen do đồng bào các dân tộc ở các huyện vùng cao Nghệ An nuôi có giá cao kỷ lục, từ 130.000 - 170.000 đồng/kg. Đáng nói, bà con muốn tái đàn lợn đen sau dịch tả lợn châu Phi nhưng lại khan hiếm con giống.

Ông Hạ Bá Thái - Chủ tịch UBND xã Mường Típ (Kỳ Sơn) cho hay, do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi, hàng trăm gia đình phải tiêu hủy lợn nhiễm bệnh. Từ đó, lợn đen hiện có của địa phương còn rất ít, không đáp ứng nhu cầu thịt lợn cho bà con nơi xa trung tâm huyện và chợ của xã khiến giá lợn hơi tăng vọt trong nhiều tháng qua. Loại lợn dưới 15 kg (lợn nít) có giá 170.000 đồng/kg, lợn từ 20 kg trở lên có giá từ 150.000 - 170.000 đồng/kg.
"Xã có kế hoạch tái đàn sau dịch lợn, nhưng do con giống hiếm, giá cao, trong khi điều kiện kinh tế của bà con còn khó khăn nên khó tái đàn" - ông Thái chia sẻ.
Lợn đen được bà con đồng bào vùng cao nuôi theo hình thức thả rông, nên chất lượng thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, giá cao. Ảnh: Xuân Hoàng
Lợn đen được bà con đồng bào vùng cao nuôi theo hình thức thả rông, nên chất lượng thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, giá cao. Ảnh: Xuân Hoàng

Đến bản Xốp Phe của xã Mường Típ, quan sát từ đầu đến cuối bản không thấy con lợn thả rông nào. Ông Nguyễn Phò Tim - Bí thư chi bộ cho biết, trước đây bà con có nuôi khá nhiều lợn thả rông, nhưng do dịch tả lợn và giết mổ lợn trong dịp tết vừa rồi, nên không còn lợn nữa. "Bản có 74 hộ, nhưng hiện chỉ vài hộ có nuôi lợn với số lượng ít. Bà con giờ muốn mua lợn về nuôi cũng rất khó, vì không biết mua con giống ở mô" - ông Tim bộc bạch.

Xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) là địa phương có số lượng lợn bị nhiễm dịch tả lợn ít, nên hiện nay số hộ nuôi lợn còn khá nhiều, đặc biệt là đồng bào Mông. Do vậy, thời điểm này một số thương lái đã đến địa phương để mua lợn. Tìm hiểu được biết, giá lợn ở đây dao động từ 130.000 - 160.000 đồng/kg.
Ông Hờ Bá Chá - Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn cho biết, hiện trong xã có nhiều hộ đang nuôi khá nhiều lợn, từ 5 - 10 con. Tuy nhiên, do giá lợn hơi cao nên khi có lợn đẻ, bà con để nuôi là chính, ít bán lợn giống như trước.
Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kỳ Sơn, trên địa bàn huyện hiện có hơn 24.000 con lợn, giảm hơn 2.000 con so với trước tết. "Hiện nay, huyện đã có kế hoạch tái đàn ở những xã đã hết dịch, nhưng do giá lợn cao, hơn nữa lợn giống khan hiếm nên khó tái đàn" - ông Nguyễn Xuân Trường - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kỳ Sơn cho hay.
Lợn đen đang tăng giá cao, nên một số hộ đầu tư nuôi nhốt. Ảnh: Quang An
Lợn đen đang tăng giá cao, nên một số hộ đầu tư nuôi nhốt. Ảnh: Quang An
Trên địa bàn huyện Tương Dương giá lợn đen cũng tăng cao tương tự như Kỳ Sơn. Ông Lô Khăm Kha - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, giá lợn đen tăng cao là do không có lợn bán. Trước tết Nguyên đán vừa rồi, đàn lợn của huyện có gần 24.000 con, nhưng hiện nay giảm xuống còn gần 17.000 con. Hiện bà con muốn tái đàn cũng khó, vì con giống khan hiếm và giá cao.
Qua tìm hiểu được biết, lợn đen ở các huyện khác: Quế Phong, Quỳ Châu... cũng tăng giá mạnh từ 120.000 - 160.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn đen ở vùng cao Nghệ An tăng cao chưa từng có là do đàn lợn giảm mạnh và lợn giống khan hiếm, bà con khó tái đàn./.

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi.