Khôi phục và phát triển đàn dê

(Baonghean) - Phát triển chăn nuôi dê hàng hóa đã từng là thế mạnh của nông dân Nghệ An, có thời kỳ cao điểm, tổng đàn dê trên địa bàn tỉnh lên tới 117.600 con. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đàn dê đã suy giảm mạnh, (chỉ còn 70.000 con vào năm 2010). Trong những năm gần đây, người dân đã tiếp cận thành công phương thức nuôi dê nhốt mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước phục hồi tổng đàn với số lượng hơn 95.000 con vào năm 2014.

Anh Nguyễn Lâm Thân (xóm Thuần Trung, xã Thanh Tùng, Thanh Chương) chăm sóc đàn dê nhốt.
Anh Nguyễn Lâm Thân (xóm Thuần Trung, xã Thanh Tùng, Thanh Chương) chăm sóc đàn dê nhốt.
Ở xã Mã Thành (Yên Thành) anh Nguyễn Thọ Liêu khá nổi tiếng về nuôi dê. Có thời điểm anh Liêu nuôi hơn 80 con dê lai và thành lập đầu mối thu gom dê của vùng Yên Thành chở đi tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Anh khẳng định: “Nuôi dê có lãi gấp 5 đến 8 lần nuôi lợn. Con dê có một đặc điểm hơn hẳn các loài vật nuôi khác là giá thịt của chúng chỉ có ổn định hoặc tăng thêm chứ hiếm khi xuống. Người ít vốn cũng nuôi được dê, giá con giống chỉ dao động khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/con mà chúng lại ít bệnh tật, chỉ cần 6 đến 7 tháng tuổi là đã có thể phối giống nên đàn dê tăng rất nhanh. Nuôi dê cũng không quá vất vả mà lại thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tế rất rõ ràng. Trước đây khi mới thành lập gia đình, vợ chồng bán nhẫn cưới mua được 5 con dê, sau 6 năm gia đình đã thoát được nghèo để có cuộc sống tốt hơn”. 
Theo ông Nguyễn Văn Huệ - Cán bộ khuyến nông huyện Yên Thành thì đàn dê toàn huyện Yên Thành dao động ở mức trên dưới 6 ngàn con với phương thức nuôi nhốt là chủ yếu. Ngoài hướng đi chính là nuôi dê lấy thịt thì bà con còn nuôi dê sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
Đầu Xuân Ất Mùi, đến thăm nhà anh Nguyễn Lâm Thân ở xóm Thuần Trung, xã Thanh Tùng (Thanh Chương) người vừa “trúng to” trong đợt bán “dê lộc” dịp Tết vừa qua, anh chẳng giấu giếm: “Nhận thấy nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao so với một số con vật khác, từ năm 2011 gia đình đã chuyển hướng sang nuôi dê nhốt. Thịt dê ít khi mất giá bởi nhu cầu của khách hàng ngày càng nhiều, trước Tết Nguyên đán, 1 kg hơi có giá từ 190 - 200 nghìn đồng. Trung bình mỗi con dê 20 kg là cầm chắc 4 triệu đồng. Hiện tại đàn dê của gia đình có 16 con, trước đó, chúng tôi đã bán đi vài con lấy tiền mua sắm Tết”. Qua tìm hiểu được biết, những năm qua ở Thanh Tùng, phong trào nuôi dê trở lại và phát triển mạnh. Xã có 11 xóm và xóm nào cũng có người nuôi, nhiều nhất là xóm Tùng Tân, Yên Thành, Kim Long, Tân Phượng… Nhà nuôi ít thì từ một đến vài con, nhà nuôi nhiều thì hàng chục con. Một trong những đặc tính đem lại hiệu quả kinh tế từ đàn dê là khả năng sinh sản mạnh của chúng, mỗi con dê cái một năm thường sinh 2 lứa, mỗi lứa 2 con có thể thu về 15 đến 16 triệu đồng/năm.
Nhìn lại quãng thời gian hơn 10 năm trước, thời kỳ đó đàn dê của Nghệ An suy giảm mạnh. Từ tổng đàn 117.600 con vào năm 2006 giảm xuống còn 70.000 con vào năm 2010. Nguyên nhân chính là do tập quán nuôi dê theo phương thức chăn thả, trong khi chúng lại là loài ăn lá rất khỏe. Trung bình mỗi con ăn từ 4- 7 kg cây cỏ và lá tươi mỗi ngày. Đặc biệt các loại cây hoa màu là thức ăn yêu thích của chúng. Trong khi đó, theo kinh nghiệm của người dân thì cây gì đã bị dê ăn ngọn thì rất khó hồi sinh, phát triển. Mặt khác, với tập tính ưa di chuyển và sinh sản mạnh khiến cho việc kiểm soát đàn dê theo phương thức chăn thả lại càng khó khăn, gây thiệt hại lớn cho hoa màu và môi trường xung  quanh. Vì thế, nhiều địa phương vẫn còn e ngại trong việc phát triển đàn dê.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã áp dụng phương thức nuôi nhốt cố định tại chuồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. “Nuôi dê nhốt không khó, trái lại nó còn dễ hơn nuôi bò, nuôi lợn” là khẳng định của nhiều hộ phát triển nuôi dê theo hướng hàng hóa. Hiện tại, giống dê cũng được lai tạo với khả năng thích nghi cao với điều kiện nuôi nhốt. Thức ăn bỏ chuồng từ lá sắn, lá tự nhiên đến là chuối, lá xoan quanh vườn. Thậm chí vỏ lạc, ngô, rơm, cỏ chúng đều ăn. Chuồng nuôi dê thiết kế cũng không quá cầu kỳ, người dân có thể xây tường, gác nan tre hoặc đóng cũi, thậm chí thưng bằng lưới B40. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất của chuồng phải thông thoáng, phân rơi lọt vì dê “ở sạch, ăn khô”. Tất cả những thứ lá làm thức ăn cho dê khi rửa qua nước phải đợi thật khô ráo mới cho chúng ăn nếu không chúng sẽ bị mắc bệnh về tiêu hóa. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì cái khó của nuôi dê không nằm ở vốn bởi việc xây chuồng và nhân giống dê rẻ hơn lợn nhiều, tuy nhiên điều khó khăn ở đây khi nuôi nhốt là mỗi con phải nhốt riêng một chuồng thì chúng mới nhanh lớn. Do đó nếu muốn phát triển thêm số lượng đàn thì phải có quỹ đất rộng mới thực hiện được.
Anh Thái Khắc Thanh, Phó phòng Kỹ thuật, Trung tâm giống chăn nuôi tỉnh cho biết: “Hiện tại trên địa bàn tỉnh ta có hai giống dê chính được người dân chăn nuôi là giống dê cỏ và dê lai Bách Thảo. Nguồn giống được cung cấp bởi các công ty cấp giống trên địa bàn tỉnh và có thể nhập giống trực tiếp từ các tỉnh Ninh Thuận, Ninh Bình, Thanh Hóa. Mô hình nuôi dê nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nguồn vốn đầu tư ít lại tận dụng được công lao động nên rất phù hợp với bà con nông dân, nhất là những hộ nghèo ở nông thôn. Trong 3 năm (từ 2012 đến 2014), chúng tôi đã kết hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai thành công Dự án nuôi dê sinh sản trên 3 huyện Quỳ Hợp, Thanh Chương và Tân Kỳ. Dự án đã giúp cho người dân hiểu rõ hơn về phương thức nuôi dê nhốt, chuyển dần từ hình thức chăn nuôi mang tính nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang chăn nuôi hàng hóa. Hiện tại thị trường tiêu thụ thuận lợi, trong thời gian tới nếu bà con tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh chăn nuôi dê theo hướng thâm canh hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao ”.
Thanh Quỳnh

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.