Kiên trì bám lấy "bờ xôi, ruộng mật"

(Baonghean) - Trong khi nông dân ở nhiều địa phương đang có xu hướng bỏ ruộng, thì tại xã Tân Sơn (Quỳnh Lưu), người dân vẫn kiên trì vượt qua khó khăn, bám lấy “bờ xôi, ruộng mật” để sản xuất. Với người nông dân nơi đây, ruộng đồng thực sự là tấc đất, tấc vàng, là nguồn thu nhập chính để nâng cao đời sống của gia đình.

Tân Sơn là một trong 9 xã vùng bán sơn địa của huyện Quỳnh Lưu. Năm 1964, theo chủ trương của Nhà nước, người dân các xã đồng bằng và ven biển di cư lên đây để phát triển kinh tế. Ngày trước, vùng này chỉ là toàn lau lác, sim, mua. Diện tích ruộng bậc thang ít ỏi, độ dốc cao và manh mún, phân tán. Đất đai cằn cỗi, sản xuất khó khăn, mùa nắng thì thiếu nước, cây lúa không phát triển được. Mùa mưa tại các vùng bàu ngập úng, lúa mất hết. Với bản tính cần cù, không cam chịu đói nghèo, phải quyết tâm bắt đất đồi, ruộng sâu cho lúa, cho khoai, màu để được no cơm, ấm áo. Thế rồi, người dân tiến hành cải tạo ruộng đồng bằng cách dùng xe trâu, xe bò xúc đất vùng cao, đắp vùng trũng, san ủi tạo bề mặt ruộng. Sau nhiều năm cải tạo, chuyển đổi ruộng đất, nhiều cánh đồng ở Tân Sơn nay bằng phẳng hơn, hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi được quy hoạch, xây dựng khá đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sản xuất của người dân.

Trong khi ở nhiều địa phương khác, tình trạng nông dân chán ruộng, bỏ hoang không sản xuất, thì tại Tân Sơn, lại hoàn toàn trái ngược. Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Quang Trung khẳng định: Ở Tân Sơn, tình trạng ruộng bị bỏ hoang như các địa phương khác hoàn toàn không có. Không những thế, nhiều gia đình còn mong muốn được nhận thêm đất để sản xuất mà không có. Một số hộ do ruộng ít, đã thuê, khoán thêm ruộng của những gia đình khác, đất công ích của xã để sản xuất. Nhờ sự cần cù, chịu khó, năng động của người dân, tất cả diện tích đất được người dân sản xuất kín hết. Hiện toàn xã có hơn 650 ha đất lúa. Trong đó, có 350 ha đất sản xuất 2 vụ lúa, hơn 200 ha đất sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ màu và có khoảng 100 ha đất người dân khai hoang và đất công ích. Bình quân, 1 khẩu được chia 500 m2 (theo Nghị định 64). Dù là một xã bán sơn địa nhưng năng suất lúa của Tân Sơn luôn nằm ở tốp dẫn đầu huyện Quỳnh Lưu. Vụ đông xuân, năng suất bình quân 60 tạ/ha, vụ hè thu là 40 tạ/ha.

Vì sao, nông dân ở xã Tân Sơn vẫn kiên trì bám ruộng? Trước hết là do đồng ruộng của xã đã được cải tạo và quy hoạch đáp ứng yêu cầu sản xuất. Ban đầu, ruộng đồng của xã Tân Sơn hết sức manh mún, nhỏ lẻ. Trung bình, mỗi hộ nhận 4-6 thửa ở 4-5 xứ đồng, diện tích thửa nhỏ. Thêm vào đó, giao thông thủy lợi chưa đồng bộ, nên việc tưới tiêu khó khăn. Sau quá trình chuyển đổi ruộng đất theo Chỉ thị 02 của BTV Tỉnh ủy, ruộng đồng bớt manh mún hơn.

Tiếp đến cuộc chuyển đổi ruộng đất theo Chỉ thị 08 của BTV Tỉnh ủy, những ô thửa nhỏ đã được dồn lại thành ô thửa lớn. Bình quân, một hộ có 1,75 thửa, ở 1-2 xứ đồng. Xã đã hình thành được vùng đất công ích vốn trước đây nằm rải rác ở các xứ đồng; quy hoạch được 5 vùng sản xuất chính gồm vùng sản xuất lúa 2 vụ (302 ha), vùng luân canh 2 vụ lúa và 1 vụ màu/năm (80ha), vùng luân canh 2 vụ màu và 1 vụ lúa/ năm (60 ha), vùng chuyên canh rau màu (25 ha), vùng trồng cây công nghiệp (200 ha). Trong đó, có 2 vùng cánh đồng thu nhập cao với diện tích 150 ha sản xuất hàng hóa cao cấp.

Anh Lê Đình Hợi -  xóm 3, xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng màu cho thu nhập cao.

Mặc dù Tân Sơn là vùng bán sơn địa nhưng lại chọn hướng phát triển là trồng trọt, chủ đạo là cây rau, màu. Trong đó, có một bộ phận người dân gốc xã Quỳnh Lương, nơi có truyền thống trồng rau của huyện Quỳnh Lưu. Khi lên đây, bà con đem theo nghề trồng rau, do vậy cây rau màu phát triển mạnh trên đồng ruộng Tân Sơn. Nhưng mãi đến năm 1980, phong trào trồng các loại cây rau màu trên đất 2 lúa mới phát triển mạnh mẽ. Ban đầu, người dân chỉ sản xuất màu ở vụ đông với cây khoai lang, cây ngô. Dần dà, thấy đem lại hiệu quả cao, người dân chuyển những diện tích đất cao cưỡng, khó khăn về nguồn nước trong vụ hè thu sang trồng màu. Nhiều đối tượng cây trồng mới được đưa vào sản xuất như cà chua, su hào, cải bắp, đậu cô ve…

Diện tích trồng màu ngày càng tăng lên và hình thành được vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa rộng hàng chục ha. Mỗi năm, toàn xã có khoảng 372 ha cây rau màu, 211 ha cây ngô và gần 100 ha lạc, các cây trồng khác là 192 ha. Nếu so sánh với các xã đồng bằng thì diện tích và sản lượng rau của Tân Sơn cung cấp ra thị trường hàng năm không thua kém gì. “So với trồng lúa thì giá trị trồng màu cao gấp 3, 4 lần. Mỗi năm, nông dân sản xuất 3 vụ gối đầu nhau, không cho đất nghỉ. Ngay như thời điểm này, những gia đình đã thu hoạch lúa xong là bắt tay vào làm đất để trồng đậu cô ve, cà xanh, bí xanh. Thu nhập ổn định, nên ai cũng hăng say sản xuất, bám ruộng để nâng cao đời sống cho gia đình”, ông Hồ Thanh Trúc, Trưởng ban Nông nghiệp xã cho biết.

Đang thu hoạch đợt dưa leo cuối cùng, anh Lê Đình Hợi ở xóm 3, cười tươi chia sẻ: “Thấy báo chí đưa tin ở nhiều nơi người nông dân bỏ ruộng. Chúng tôi “lạ” lắm. Là nông dân, sống bằng ruộng đồng, nuôi con cái ăn học cũng nhờ ruộng đồng. Nếu bỏ ruộng thì biết lấy gì mà sống. Nhưng nếu chỉ sản xuất độc canh cây lúa thì thu nhập cũng không đáng là bao, nên gia đình đã đưa cây màu vào trồng trên những diện tích đất cao cưỡng. Nhờ thế mà thu nhập hàng năm cũng đạt khá cao, khoảng 80 triệu đồng/năm. So với đi làm công nhân, như thông tin báo nêu thu nhập chỉ trên dưới 2 triệu đồng/tháng thì đồng ruộng vẫn còn là “tấc đất, tấc vàng”. Nhà anh Hợi được chia 5 sào đất lúa theo Nghị định 64.

Do ruộng nằm ở vùng trũng, thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa. Anh bàn với vợ, nhận khoán thêm 10 sào đất công ích của xã để trồng màu. Trong đó, có 5 sào đất nằm ở vị trí cao cưỡng nên trồng màu quanh năm. 5 sào đất còn lại, anh làm 2 vụ lúa, 1 vụ màu. Đứng bên thửa ruộng trồng dưa leo đã vào cuối vụ thu hoạch, anh Hợi cho biết: “Thửa này có diện tích 450 m2. Vụ hè thu này, gia đình không làm lúa mà chuyển sang trồng dưa leo. Sau 3 tháng chăm sóc, thu hoạch, thu về được gần 7 triệu đồng. Nếu làm lúa thì chỉ đạt hơn 2 tạ lúa là cao tay, tương đương khoảng 1,2 triệu đồng”.

Còn đối với gia đình chị Phạm Thị Huệ ở xóm 4, khi được hỏi nếu có người trả đất thì gia đình có nhận để làm không? Chị Huệ gật đầu đồng ý ngay. Gia đình chị có 3,5 sào ruộng, trong đó có 2 sào nằm ở vùng thấp nên chỉ làm được 2 vụ lúa, còn 1,5 sào nằm ở vùng cao nên một năm, chị làm 2 vụ lúa, 1 vụ màu. Có năm chị làm 2 vụ màu, 1 vụ lúa. Nhà có 2 vợ chồng và 3 người con. Các con thì đã lớn, đứa đang đi học ở xa, đứa đã lập gia đình. Chị bảo: Cũng nhờ có mấy sào ruộng mà vợ chồng tui nuôi được mấy đứa con ăn học đến nơi, đến chốn. Hiện tại, gia đình muốn được nhận thêm ruộng để làm, mong có thêm thu nhập lo cho đứa con út đang học ở Hà Nội và trang trải chi phí sinh hoạt trong nhà. Chị có biết người dân ở một số địa phương đang bỏ ruộng không ? Chị Huệ không ngần ngại khẳng định: Những nơi khác họ bỏ ruộng là vì họ không biết thâm canh, chỉ sản xuất độc canh cây lúa. Còn như người dân nơi đây, ngoài lúa, còn trồng thêm cây màu, vụ đông thì nhà nào cũng làm. Một số nhà còn thuê lại đất của những gia đình đi xa, già cả để sản xuất. Nông dân thì phải bám vào ruộng chứ, ông cha đã dạy rồi “bờ xôi, ruộng mật” là “lộc trời” chỉ dành ban tặng riêng cho người nông dân.

Những người dân như anh Hợi, chị Huệ đã đưa nền sản xuất nông nghiệp ở Tân Sơn phát triển mạnh, tạo ra giá trị hàng hóa lớn. Từ đây, kéo theo ngành nghề dịch vụ, thương mại phát triển. Ban đầu, nhà nào sản xuất thì tự đi tiêu thụ sản phẩm của gia đình mình. Sau do lượng hàng hóa lớn, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nông sản cao, nhiều người dân đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, mua sắm ô tô, đầu tư tổ chức thu gom và tiêu thụ.

Hiện cả xã có khoảng 20 chiếc ô tô chuyên chở hàng hóa của người dân đi tiêu thụ khắp các địa phương trong tỉnh. Xã đã hình thành được hàng chục tổ liên kết, mỗi tổ khoảng 10 hộ hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả từ sản xuất cho đến thu mua, bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, cả xã còn có hàng trăm người làm nhiệm vụ tìm kiếm, điều tiết thị trường tiêu thụ tại các chợ, địa bàn các huyện, thị trong và ngoài tỉnh. Rau quả của bà con sản xuất đến đâu được tiêu thụ đến đó, không lo sợ bị ế, phải đem vứt đi như những địa phương khác.

Minh chứng từ Tân Sơn cho thấy rằng, quan điểm sản xuất nông nghiệp, cụ thể là đối với đất lúa không có hiệu quả là chưa thấu đáo, toàn diện. Bởi, nông dân ở xã Tân Sơn từ hàng chục năm nay vẫn tin tưởng bám đồng, bám ruộng và xem đây là nguồn thu nhập chính của gia đình. Nhờ năng động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ động trong thời vụ và có sự định hướng, vào cuộc sát sao, trách nhiệm của chính quyền mà thu nhập của người nông dân trên địa bàn xã không ngừng tăng lên. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của xã Tân Sơn là 12 triệu đồng, năm 2012 là 16 triệu đồng và năm 2013 dự kiến đạt gần 18 triệu đồng. Giá trị sản xuất từ lĩnh vực trồng trọt chiếm gần 50% tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp toàn xã. Những kết quả đó, đang được “đẻ” ra từ “bờ xôi, ruộng mật” mà nhiều thập kỷ nay, nông dân Tân Sơn đang gắn bó, cấy cày.

Phạm Bằng

tin mới

Nút giao lên xuống giữa cao tốc Bắc Nam với đường N5, xã Nghi Phương, Nghi Lộc

Dịp 30/4, phương tiện di chuyển trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu- Bãi Vọt thế nào?

(Baonghean.vn) - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có tổng chiều dài 49,3 km, trong đó đoạn qua địa phận Nghệ An là 44,4 km và Hà Tĩnh 4,9 km. Theo kế hoạch, vào ngày 28/4/2024 sẽ khánh thành và thông xe kỹ thuật để phục vụ người dân sẽ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5.

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…