Kinh khủng 'sát thủ' ăn hồng cầu và thích làm tổ ở não, gan người
Amip là loại ký sinh trùng tấn công não, hồng cầu và gan, có trong tất cả các loại rau nếu rau đó được tưới bằng phân hoặc nước nhiễm amip.
Loại amip ăn hồng cầu. |
Tử vong vì ký sinh trùng
Trước khi bị amip ăn não người xâm nhập, bệnh nhân P.V.T. (quê Phú Yên) đã cùng bạn bè lặn bắt trai ở một cái bàu (một dạng ao, hồ rộng lớn) gần nhà.
Sau khi trở lại TP.HCM, anh T. bỗng lên cơn sốt, nhức đầu, tự mua thuốc uống nhưng không khỏi. Bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Nhân dân Gia Định với biểu hiện nhức đầu, lơ mơ.
Ngay khi chọc dịch não tủy, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đã nhiễm một loại amip nhưng vẫn chưa thể xác định cụ thể. Ngay sau đó, các bác sĩ đã chuyển gấp bệnh nhân qua bệnh viện Bệnh Nhiệt đới điều trị.
Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, kết quả xét nghiệm soi dịch não tủy không thấy có vi trùng lao hay vi nấm gây viêm màng não nhưng lại có sự hiện diện của một loại amip. Sau đó, bệnh nhân vẫn sốt cao, 40 – 41 độ C, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa và rơi vào tình trạng hôn mê sâu và tử vong.
Giáo sư Nguyễn Văn Đề - Nguyên trưởng bộ môn Ký sinh trùng Đại học Y Hà Nội cho biết bệnh amip do nước bị nhiễm amip không phải là hiếm ở Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh phía bắc gặp rất nhiều bệnh nhân bị nhiễm loài ký sinh trùng này. Loài ký sinh trùng này phát triển mạnh ở những vùng nước ngọt ấm áp như: ao, hồ, sông, suối… vào mùa hè; thậm chí là hồ bơi không được vệ sinh, sát khuẩn.
Tuy nhiên, người bệnh nhiễm bệnh này chủ yếu từ thức ăn vào. Amip vào cơ thể người chúng phát triển trong cơ thể gây ra bệnh lị ở người nhưng chúng có thể bị đào thải ra ngoài hoặc tấn công vào phổi, gan và não.
Loại ký sinh trùng nghiện hồng cầu
Theo giáo sư Đề, loài ký sinh trùng này có 3 thể. Thứ nhất là thể hoạt động ăn hồng cầu hay còn gọi thể magna là thể amip gây bệnh, trong nội nguyên sinh chất có hồng cầu và chúng di chuyển nhanh bằng cách phóng giả túc từ lớp bên ngoại nguyên sinh chất. Thể này gây ra bệnh amip cấp tính ở ruột hay áp xe ở gan, phổi, não…
Thể hoạt động nhỏ, không ăn hồng cầu là thể Minuta không gây bệnh lị. Trong nội nguyên sinh chất không có hồng cầu, chúng di chuyển bằng chân giả.
Thể bào nang kén là thể tự bảo vệ và phát tán của amip. Bào nang có hình cầu, bất động có vỏ dày và chiết quang. Bảo nang non chỉ chứ 1 – 2 nhân, một không bào và một vài hình que ưa sắt đầu tày, chiết quang. Bào nang già có 4 nhân. Bào nang tồn tại ở ngoại cảnh và ở người lành mang bào nang là nguồn dự trữ mầm bệnh.
Theo giáo sư Đề, người nhiễm amip chủ yếu do ăn phải bào nang amip từ thức ăn. Amip trong ruột người có thể gồm chu kỳ hoại sinh và chu kỳ gây bệnh.
Amip ăn hồng cầu được đào thải theo phân thì có một số dạng này vào máu và di chuyển đến gan gây áp xe gan do amip, có khi lên phổi gây áp xe phổi, hiếm hơn có khi amip lên não ây áp xe não do amip.
Tại Việt Nam theo điều tra năm 2004 của Viện Vệ sinh sốt rét Ký sinh trùng trung ương cho thấy tỷ lệ nhiễm Amip của lứa tuổi học sinh tiểu học tại Ninh Bình, Phú Thọ, Hà Giang là 11.7%./.
Theo Infonet