Kỷ niệm với Tổng Biên tập Nguyễn Hường
Ấy là một ngày vào trung tuần tháng 10 năm 1968. Những ngày này, máy bay Mỹ đánh vào vùng Vinh - Bến Thuỷ liên tục cả ngày và đêm. Mấy anh em trong cơ quan Thành uỷ từ những nơi địch đánh phá trở về cơ quan, vội vã ăn xong bữa cơm tối thì thấy đồng chí Nguyễn Hường, Tổng Biên tập báo Nghệ An đạp xe tới.
Ấy là một ngày vào trung tuần tháng 10 năm 1968. Những ngày này, máy bay Mỹđánh vào vùng Vinh - Bến Thuỷ liên tục cả ngày và đêm. Mấy anh em trong cơ quan Thành uỷ từ những nơi địch đánh phá trở về cơ quan, vội vã ăn xong bữa cơm tối thì thấy đồng chí Nguyễn Hường, Tổng Biên tập báo Nghệ An đạp xe tới.
- Anh Hường, anh Hường, ăn cơm tối chưa, chúng tôi vừa chào vừa hỏi. Từ cơ quan báo vềđến đây, 6-7 chục cây số trong bom đạn thế này mà sao anh đi một mình? Cả mấy anh em trong cơ quan Thành uỷ vây quanh anh.
"Tôi gói cơm nắm mang theo và đã ăn dọc đường rồi. Phải xuống Vinh - Bến Thuỷ, nơi bom đạn ác liệt chứ không anh em trong cơ quan báo lại bảo Tổng Biên tập nhát gan" - Anh Hường thân mật.
Chúng tôi đi theo con đường mòn nho nhỏ, qua mấy lùm cây đến chỗ nhà hầm nơi tôi làm việc tại xóm Phong Toàn, xã Hưng Dũng hồi đó. Sát phía trong căn nhà hầm ấy còn có một cái hầm chữ A, thường gọi là hầm Triều Tiên. Nhiều nhánh hào giao thông nối liền cái nhà hầm này với hầm làm việc của Ban Tuyên giáo Thành uỷ kéo dài mãi ra phía cánh đồng gần chùa Mẫu Đơn; có nhánh nối liền với các nhà dân gần đó.
- Anh làm việc ởđây an toàn nhỉ? - Anh Hường hỏi.
- Vâng, đại bản doanh của Phó Bí thư thường trực Thành uỷđấy, chỉ có mấy mét vuông. Chúng tôi chỉđạo các cơ quan cũng phải xây dựng hầm hào vững chắc, đào hầm cả dưới giường ngủ. Ngoài đường phố thì cứ 50 mét có một hầm chữ A, còn giao thông hào thì chằng chịt.
- Thành uỷ chỉđạo công tác phòng tránh giỏi thật - Anh Hường cười.
Tôi báo cáo với anh Hường tình hình đánh phá của địch; tình hình chiến đấu, làm giao thông vận tải, giúp đỡ bộđội của nhân dân. Những hình ảnh "cả làng quanh mâm pháo" ở xã Hưng Dũng, Hưng Thuỷ, Hưng Bình. Những cơ sở tiểu thủ công nghiệp xây dựng địa điểm sản xuất ở vùng núi và những cơ sởở lại đắp hầm luỹđể sản xuất và phục vụ chiến đấu. Những trường học phải sơ tán và những lớp học ở lại được xây dựng trong các luỹ hầm.
Tôi nói đến đâu, anh Hường ghi chép đến đó. Anh ghi rất tỉ mỉ trên hàng chục trang giấy của cuốn sổ tay. Buổi làm việc kéo dài đến gần 12 giờđêm. Có khi chúng tôi phải ra khỏi nhà hầm để xem pháo sáng của máy bay Mỹ thả xuống, sáng rực cả vùng núi Quyết và phà Bến Thuỷ. Giờ này đây, quân dân ta vẫn lợi dụng ánh sáng để lao phà sang sông. Chiến trường miền Nam đang chờđợi sự chi viện của miền Bắc từng ngày từng giờ.
Tôi nhường cái giường nhỏđể anh Hường ngả lưng vài ba tiếng đồng hồ. Còn tôi thì nằm trên tấm ván đặt trong hầm chữ A. Tấm ván có nước lắp xắp do trận mưa hôm trước chưa ngấm hết vào đất. Trong hầm những con muỗi vi vu, ngoài lùm cây tiếng con ếch, con chẫu chàng kêu ì oạp.
Trời gần sáng, tôi đến nhà mẹ Duông ở cạnh đó nhờ mẹ cho bát khoai xéo hoặc củ khoai luộc để anh Hường ăn sáng. Thấy anh Hường ra khỏi nhà hầm để tập thể dục, mẹ Duông hỏi tôi: "Khi đêm có ông mô ở ngoài Trung ương về làm việc rứa chú, ông ta mập mạp, da dẻ hồng hào, có lẽ là ông to lắm". Tôi nói với mẹ: "Không phải ông trung ương đâu, đó là ông Hường, Tổng Biên tập báo Nghệ An". Mẹ Duông cười, rồi vào bếp lấy đĩa khoai luộc 4 củđể tôi đem về nhà hầm mời khách ăn sáng. Bỗng anh Hường bảo tôi: "Khi đêm nghe anh Tải đọc bài thơ "Núi Quyết", hay đấy, chép để tôi mang về toà soạn".
Chép xong bài thơ, tôi đưa cho anh Hường, anh xếp cẩn thận và bỏ vào cuốn sổ tay. Bài thơấy được báo Nghệ An đăng vào số ra ngày 6 tháng 12 năm 1968. Mỗi lần ngâm nga bài thơ "Núi Quyết" tôi lại nhớđến anh Nguyễn Hường với những ấn tượng đẹp của người Tổng Biên tập đầu tiên của báo Nghệ An.
Hà Văn Tải