Ký ức của một cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hân hoan kỉ niệm 41 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, chúng tôi gặp cựu chiến binh Nguyễn Thanh Tịnh, khối Yên Ninh, phường Quỳnh Dỵ, thị xã Hoàng Mai để được nghe kể lại những trận đánh năm xưa.

CCB Nguyễn Thanh Tịnh với những hình ảnh những kỷ niệm. 
CCB Nguyễn Thanh Tịnh với những hình ảnh những kỷ niệm. 

Tháng 5/1972, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang ở vào giai đoạn ác liệt, chàng thanh niên Nguyễn Thanh Tịnh đã xung phong lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và được biên chế vào Đại đội 25, trực thuộc Trung đoàn 95, Sư đoàn 325. Đây là đơn vị chủ lực được giao nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ thành cổ Quảng Trị.

Ông Tịnh xúc động kể lại:  81 ngày đêm thì gian khổ không nói hết. Anh em chỉ sống có khi được một bánh lương khô, nước sinh hoạt thì chủ yếu uống sông Thạch Hãn, ban đêm ra đưa bi đông múc hoặc là uống nước vũng bom, thậm chí uống nước hòa lẫn máu của đồng đội mình.

Hình ảnh khiến ông nhớ nhất đó là chiến sĩ Thái Văn Lương, quê Thanh Hóa, thuộc Đại đội thông tin 18. Pháo Mỹ bắn liên tục đã làm đứt hệ thống thông tin của ta, đồng chí Lương nhận nhiệm vụ bơi qua sông để nối lại đường dây. Lòng sông Thạch Hãn nước chảy xiết cuồn cuộn, đồng chí Lương vừa phải trụ lại để không bị nước cuốn, vừa phải dùng miệng cắn chặt hai đầu dây để nối. Khi vừa kết nối được, anh đã bị trúng pháo của địch, chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi buông tay và bị dòng nước nhấn chìm. Rất nhiều đồng đội khác cũng đã vĩnh viễn nằm lại dưới lòng sông sâu.

Phút nghỉ ngơi của các chiến sỹ anh dũng chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị - Ảnh tư liệu.
Phút nghỉ ngơi của các chiến sỹ anh dũng chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị - Ảnh tư liệu.

Trong trận đánh này, bom Mgi dội sập hầm khiến ông Tịnh bị dập xương sườn, chấn thương đầu. Mặc dù trên mình mang đầy thương tích nhưng ông và đồng đội vẫn chiến đấu ngoan cường, quyết không rời trận địa, cứ người này ngã xuống người khác lại đến thay, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Sau khi rút khỏi thành cổ, trung đoàn 95 của ông được lệnh rút ra phía bắc Quảng Trị, ở cao điểm 59 vùng sân bay Ái Tử để củng cố và xây dựng lại lực lượng, tăng gia sản xuất, huấn luyện. Cùng với nhiều đơn vị khác, trung đoàn 95 đã tham gia chiến dịch giải phóng Buôn Mê Thuột, rồi tiến về giải phóng Xuân Lộc. Trải qua 11 ngày đêm chiến đấu cam go quyết liệt, với tinh thần dũng cảm ngoan cường, ta đã đánh thiệt hại nặng các đơn vị của địch. Chiến thắng Xuân Lộc đã đập tan “ cánh cửa thép” ở cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch ở xung quanh Sài Gòn, làm suy sụp tinh thần kháng cự của binh lính quân đội Việt Nam cộng hòa, tạo ra thế và lực mới để quân và dân ta bước vào trận quyết chiến lịch sử.

Ông Tịnh không dấu nổi giọt nước mắt khi nhớ về những người đồng đội đã ngã xuống ngay cửa ngõ Sài Gòn đúng vào ngày 30/4/1075.  Ông cho biết: “Chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu mất mát hi sinh mới giành được độc lập, thống nhất. Bây giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn được mời đi kể chuyện lịch sử cho các cháu học sinh, tôi muốn các thế hệ trẻ đừng bao giờ quên những gì cha ông đã hy sinh để có được ngày hôm nay” .

 Hết chiến tranh, ôngTịnh tiếp tục ở lại phục vụ quân đội đến năm 1998 thì về hưu theo chế độ, là thương binh 4/4. Trở về địa phương, ông tích cực phát triển kinh tế, nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn và tham gia các hoạt động xã hội, được nhân dân tin yêu và quý trọng.

Thanh Thủy

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.