Làng đình chiến ở Triều Tiên - Nơi nguy hiểm bậc nhất thế giới

(Baonghean.vn) - Làng Panmunjom với tên gọi 'làng đình chiến', nhưng hơn 50 năm qua, khu vực nhạy cảm này được coi là nơi nguy hiểm nhất trên bán đảo Triều Tiên.

Có người gọi ngôi làng là một trong những nơi đáng sợ nhất trên Trái Đất. Có người đơn thuần chỉ xem đây như một điểm du lịch khơi gợi trí tò mò. Nằm ở khu phi quân sự (DMZ) trên bán đảo Triều Tiên, làng Panmunjom được xem là một trong những di tích cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Getty.
Nằm ở khu phi quân sự (DMZ) trên bán đảo Triều Tiên, làng Panmunjom được xem là một trong những di tích cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Getty.
Panmunjom (Bàn Môn Điếm) được gọi với cái tên dân dã: Làng đình chiến. Seoul và Bình Nhưỡng năm 1953 ký kết thỏa thuận ngừng bắn tại Panmunjom, nằm cách Seoul 55 km về phía bắc. Về lý thuyết, hai bên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì chưa ký hiệp ước hòa bình. Trong ảnh là cột cờ Triều Tiên tại khu vực. Ảnh: AP.
Panmunjom (Bàn Môn Điếm) được gọi với cái tên dân dã: Làng đình chiến. Seoul và Bình Nhưỡng năm 1953 ký kết thỏa thuận ngừng bắn tại Panmunjom, nằm cách Seoul 55 km về phía bắc. Về lý thuyết, hai bên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì chưa ký hiệp ước hòa bình. Trong ảnh là cột cờ Triều Tiên tại khu vực. Ảnh: AP.
Mặc dù là khu vực phi quân sự, dải đất phân chia đôi hai miền Triều Tiên được trang bị vũ khí đầy đủ bậc nhất trên thế giới như: công sự bê tông ngầm, mìn, hàng rào dây thép gai, các chướng ngại vật chống tăng nằm dọc biên giới, hàng loạt đài quan trắc cũng như các ụ súng máy trên các ngọn đồi... Ảnh: Getty.
Mặc dù là khu vực phi quân sự, dải đất phân chia đôi hai miền Triều Tiên được trang bị vũ khí đầy đủ bậc nhất trên thế giới như: công sự bê tông ngầm, mìn, hàng rào dây thép gai, các chướng ngại vật chống tăng nằm dọc biên giới, hàng loạt đài quan trắc cũng như các ụ súng máy trên các ngọn đồi... Ảnh: Getty.
Khu vực này không có dân thường sinh sống, thay vào đó là sự hiện diện dày đặc của binh lính hai nước, ngày đêm làm nhiệm vụ canh gác khu vực phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Ảnh: AP.
Khu vực này không có dân thường sinh sống, thay vào đó là sự hiện diện dày đặc của binh lính hai nước, ngày đêm làm nhiệm vụ canh gác khu vực phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Ảnh: AP.
Cách ngôi làng khoảng 1 km về phía đông là cụm nhà một tầng màu xanh mang tên Khu vực An ninh chung (JSA), được kiểm soát bởi cả binh sĩ Hàn Quốc và Triều Tiên kể từ sau khi chiến tranh liên Triều kết thúc năm 1953 đến nay. Ảnh: Getty.
Cách ngôi làng khoảng 1 km về phía đông là cụm nhà một tầng màu xanh mang tên Khu vực An ninh chung (JSA), được kiểm soát bởi cả binh sĩ Hàn Quốc và Triều Tiên kể từ sau khi chiến tranh liên Triều kết thúc năm 1953 đến nay. Ảnh: Getty.
Tại đây, binh lính canh gác của hai miền chỉ đứng cách nhau vài mét. Họ có thể đứng từ xa lặng lẽ quan sát nhau nhưng không bao giờ được phép vượt qua ranh giới kể từ sau vụ đụng độ năm 1976 khiến 2 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.
Tại đây, binh lính canh gác của hai miền chỉ đứng cách nhau vài mét. Họ có thể đứng từ xa lặng lẽ quan sát nhau nhưng không bao giờ được phép vượt qua ranh giới kể từ sau vụ đụng độ năm 1976 khiến 2 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.
Binh lính Triều Tiên canh gác ở Khu vực An ninh chung. Ảnh: AP.
Binh lính Triều Tiên canh gác ở Khu vực An ninh chung. Ảnh: AP.
Nhiều lãnh đạo của Mỹ từng tới thăm khu phi quân sự liên triều. Mới đây nhất, Phó tổng thống Mike Pence đã đến đây vào ngày 16/4. Sự kiện gây chú ý khi một lãnh đạo chính trị cao cấp của Mỹ đến thăm khu vực trong lúc tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng. Ảnh: AP.
Nhiều lãnh đạo của Mỹ từng tới thăm khu phi quân sự liên triều. Mới đây nhất, Phó tổng thống Mike Pence đã đến đây vào ngày 16/4/2017. Sự kiện gây chú ý khi một lãnh đạo chính trị cao cấp của Mỹ đến thăm khu vực trong lúc tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng. Ảnh: AP.
Dù được xem là điểm nóng tiềm tàng có thể làm bùng phát xung đột giữa hai miền, Panmunjom cũng đóng vai trò cầu nối giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, với Khu vực An ninh chung là nơi quan chức hai bên họp bàn, giảm căng thẳng. Gần đây nhất là cuộc đàm phán cấp chính phủ giữa hai nước vào cuối năm 2015. Ảnh: AP.
Dù được xem là điểm nóng tiềm tàng có thể làm bùng phát xung đột giữa hai miền, Panmunjom cũng đóng vai trò cầu nối giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, với Khu vực An ninh chung là nơi quan chức hai bên họp bàn, giảm căng thẳng. Gần đây nhất là cuộc đàm phán cấp chính phủ giữa hai nước vào cuối năm 2015. Ảnh: AP.
Hàn Quốc hôm 17/7 đề xuất tổ chức đàm phán quân sự với Triều Tiên nhằm ngăn chặn các hoạt động thù địch gần khu vực biên giới, sau hàng loạt các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên. Nếu được tổ chức, cuộc gặp sẽ diễn ra ở Panmunjom. Ảnh: AP.
Hàn Quốc hôm 17/7/2017 đề xuất tổ chức đàm phán quân sự với Triều Tiên nhằm ngăn chặn các hoạt động thù địch gần khu vực biên giới, sau hàng loạt các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên. Nếu được tổ chức, cuộc gặp sẽ diễn ra ở Panmunjom. Ảnh: AP.
Panmunjom là địa điểm du lịch duy nhất trên thế giới yêu cầu du khách phải ký một bản cam kết để tự chịu trách nhiệm đối với

 Kim Ngọc

(Tổng hợp)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.