Lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc trong lòng dân Đồng Tháp
(Baonghean) Tháng 3/1920, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc lên Châu Đốc (An Giang bây giờ) thăm bạn. Lúc trở về, nửa đường cụ thọ bệnh. Cụ mất ngày 27 tháng 10năm Kỷ Tỵ (1929) trong một ngôi chùa ở Cao Lãnh.
Nhân dân Cao Lãnh yêu kính Cụ và càng thương tiếc cụ hơn khi biết cụ là thân sinh của Bác Hồ. Phần mộ của cụ được mọi người chăm sóc, hương khói. Năm 1954, quân dân tỉnh Long Châu Sa (nay là Đồng Tháp) đã xây dựng lại phần mộ cụ Phó bảng, thuộc ấp Hòa Hiệp, xã Hoà An. Trên mộ chí, có đắp nổi dòng chữ: “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy, nhà chí sĩ cách mạng từ trần ngày 27 - 10 năm Kỷ Tỵ (1929)” Dưới 3 ngôi sao nhỏ là dòng chữ "Quân dân chính Long Châu Sa lập".
Suốt 21 năm dưới thời Mỹ Nguỵ, mặc dù kẻ thù ngăn cấm, đồng bào vẫn tìm cách lui tới thăm viếng phần mộ cụ. Có bà cụ, trước mũi súng của kẻ thù, dõng dạc: "Đây, có bắn tao thì bắn, chứ không được đụng đến mộ Cụ”.
Viếng lăng cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Cao Lãnh. Ảnh: P.V (st)
Nhờ vậy, đồng bào Cao Lãnh đã giữ nguyên vẹn phần mộ của cụ. Sau ngày miền
Anh cho biết, thời còn đi học anh đã thích nghề xây dựng, nên sau khi tốt nghiệp phổ thông anh đã xin tự túc sang Nhật học. Thời gian học ở Nhật, anh đã tham gia nhiều phong trào đấu tranh tiến bộ, vì vậy năm 1968, anh bị chính phủ Nhật trục xuất. Về nước, anh tiếp tục tham gia một số hoạt động như vào nhóm "Trí thức trẻ" hoạt động hợp pháp ở Trường Cao đẳng Trung Chính. Sau đó bị lộ, địch khám nhà, anh phải trốn. Từ đó, anh thất nghiệp và tiếp tục hoạt động bán công khai cho đến ngày giải phóng. Anh Giao tâm sự: "Được trực tiếp thiết kế và xây dựng khu sinh phần này, là sự đóng góp đầu tiên rất vinh dự và đầy ý nghĩa đối với tôi”.
Ngôi mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đặt trong một cái vòm tượng trưng cho hàm con rồng, trên mái những mô típ trang trí 9 đầu rồng, ý muốn nói cụ Phó bảng đã yên nghỉ trên vùng đất Cửu Long nổi tiếng. Đối diện ngôi mộ là Đài Kỷ niệm Bác Hồ.
Toàn bộ khu kỷ niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc đặt giữa một vườn cây xanh thoáng mát. Ngoài những công trình chủ yếu ở trung tâm, còn có nhà khách nhà lưu niệm ao sen, vườn hoa, đặc sắc nhất là hoa lài và hoa huệ, hai loài hoa khi sống Bác Hồ rất thích.
Xuân Châm