Lấy xóm, bản làm địa bàn chỉ đạo chính
Tỉnh ta hiện đang đối mặt với nhiều dịch bệnh trên vật nuôi, đó là: dịch tai xanh lợn; dịch LMLM gia súc; dịch cúm gia cầm và dịch đốm trắng ở tôm.
Khác với năm 2010 là năm nay tuy dịch tai xanh lợn lây lan trên diện rộng, nhưng số lợn bị bệnh phải tiêu hủy lại ít hơn. Kinh nghiệm cho thấy, ở những địa phương nào phát hiện dịch sớm là ởđó khống chế dịch được nhanh hơn. Ở huyện Đô Lương, năm nay dịch đã xảy ra tại 8 xã, nhưng chỉ tiêu hủy 649 con.
So với năm 2010 thì Đô Lương có 6 xã xảy ra dịch tai xanh lợn, nhưng số lợn phải tiêu hủy gấp 10 lần năm nay. Nguyên nhân là năm nay Đô Lương đã rút được kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh, đó là phát hiện dịch sớm và làm tốt công tác chốt chặn tại các địa phương đang sạch bệnh. Các huyện Diễn châu, Nghi Lộc, Thanh Chương cũng sớm khống chếđược dịch nên nhiều ngày nay dịch chỉ xuất hiện rải rác ở một vài hộ.
Theo đánh giá của Ban Chỉđạo tỉnh, trong vòng 10 ngày qua dịch tai xanh lợn đã có chiều hướng "lắng xuống", nhiều địa phương đã khống chếđược dịch. Do đó, Ban Chỉđạo tiếp tục chỉđạo các địa phương làm tốt công tác phòng chống dịch, không được chủ quan.
Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm các công điện của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp - PTNT và UBND tỉnh về việc phòng chống dịch tai xanh lợn. Đối với những ổ dịch mới, chính quyền địa phương phải xử lý ngay, với thái độ cương quyết, không những tiêu hủy lợn mà phải tiêu hủy cả rơm rác, phân trong chuồng lợn.
Có như thế mới khống chếđược sự lây lan của dịch. Tuyệt đối không để người dân xử lý lợn bệnh bằng nhiệt. Lấy xóm làm địa bàn chỉđạo chính trong công tác phòng chống dịch. Các địa phương phải kiểm tra kiểm soát chặt lợn ra vào địa bàn, vì hiện nay hệ thống giao thông ởđịa phương rất thuận lợi cho người dân bán tháo lợn.
Thời gian qua, tại một sốđịa phương vẫn còn hiện tượng người dân vận chuyển, giết mổ và bán chạy lợn ốm; công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc, rải vôi bột chưa đảm bảo. Một số nơi tổ chức tiêu hủy lợn chưa đúng quy trình. Về chính sách hỗ trợ lợn tiêu hủy, Ban Chỉđạo cho biết là đã đề nghị tỉnh hỗ trợ cho bà con 31 nghìn đồng/kg, nhưng đến nay tỉnh chưa có quyết định cụ thể. Trước mắt hỗ trợ 25 nghìn đồng/kg, theo quyết định của Chính phủ.
Nhiệm vụ trước mắt trong công tác phòng chống dịch tai xanh lợn là triển klhai công tác tiêm phòng vắc xin. Theo ban Chỉđạo Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh là quan tâm tiêm phòng cho đàn lợn nái, bảo vệđàn lợn nái để sau khi hết dịch đảm bảo nguồn lợn giống cho nhân dân nuôi.
Nhưng tiêm vắc xin gì là vấn đề cần phải xác định rõ. Theo ông Dương Tất Thắng - Giám đốc cơ quan Thú y vùng III, hiện nay có 3 loại vắc xin phòng dịch tai xanh lợn đang được các tỉnh: Thanh Hóa, Quảng bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh sử dụng có hiệu quả, là: Vắc xin vô hoạt nhũ dầu phòng hội chứng PRRS, City Cahic Trung Quốc sản xuất; Vắc xin Ingelvac PRRS MLV do Mỹ sản xuất; Vắc xin nhược độc đông khô phòng hội chứng PRRS, do Công ty Đại Hoa Nông (Trung Quốc) sản xuất. Tỉnh ta cần có chính sách để tiêm phòng vắc xin tai xanh cho đàn lợn trong thời gian tới.
Đối với dịch lở mồm long móng LMLM trâu bò, Ban Chỉđạo hướng dẫn các địa phương có dịch tích cực phòng chống bệnh, không để dịch lây lan trên diện rộng. Vì hiện nay trên địa bàn tỉnh ta có 2 công ty chăn nuôi bò sữa là TH và VINAMILK, nếu để dịch lây lan sẽảnh hưởng rất lớn đến kinh tế.
Bệnh đốm trắng tôm năm nào cũng có, nhưng thời điểm này bà con vừa thả giống, mặc dù hiện nay bệnh chưa nhiều, nhưng các địa phương cần chú ý phòng chống bệnh ngay từ ban đầu. Dịch cúm gia cầm tuy mới xảy ra ở 2 hộ của xã Nghi Phong (Nghi Lộc), nhưng nhận định của cơ quan thú y là nguy cơ xảy ra trên diện rộng trong thời gian tới rất cao. Vì hiện nay chưa có vắc xin tiêm phòng.
Xuân Hoàng