Lễ tưởng niệm 89 năm ngày mất cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

(Baonghean.vn) - Sáng 3/12 (nhằm ngày 27 tháng 10 năm Mậu Tuất), tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Lễ giỗ lần thứ 89 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Lễ giỗ diễn ra với nghi thức trang trọng, tôn nghiêm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đối với đạo đức, công lao của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; đồng thời, thông qua các hoạt động tại lễ giỗ nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” động viên các tầng lớp nhân dân thi đua lao động sản xuất. Tiếp tục tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Đồng Tháp - Đất sen hồng.

Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ảnh: Nguyễn Toàn

Lễ giỗ có sự tham dự trên 600 đại biểu đến từ Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Nghệ An, hệ thống Bảo tàng Hồ Chí Minh, các đơn vị kết nghĩa với Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, lãnh đạo và khoảng 30.000 lượt nhân dân trong và ngoài tỉnh tham dự.

Đông đảo đại biểu đã về dự Lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Đông đảo đại biểu đã về dự Lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ảnh: Nguyễn Toàn

Ông Nguyễn Ngọc Thương - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, đã ôn lại cuộc đời, sự nghiệp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và báo cáo dâng lên cụ những thành quả đạt được của tỉnh Đồng Tháp trong phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, quân và dân tỉnh Đồng Tháp nguyện một lòng phấn đấu ra sức bảo vệ, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và bền vững. Chung tay góp sức tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của Khu di tích để thực hiện tốt chức năng giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ và xây dựng khu di tích là điểm tham quan gắn với phát triển du lịch góp phần quảng bá hình ảnh địa phương.

Mua lân chào mừng đại biểu về tham dự Lễ giỗ

Màn múa lân tại Lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ảnh: Nguyễn Toàn

Lễ giỗ lần thứ 89 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 30/11 đến ngày 3/12/2018 (nhằm ngày 24 đến 27 tháng 10 năm Mậu Tuất) tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc.

Ngoài phần lễ được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, phần hội đã tổ chức đa dạng các hoạt động, gồm: Triển lãm ảnh, trưng bày hình ảnh, hiện vật về quê hương, đất nước; hình ảnh, tư liệu về “Cụ Phó bảng ở Cao Lãnh”; “cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với Thủ Dầu Một - Bình Dương trong hành trình về Phương Nam”; Tái hiện không gian trải nghiệm làng nghề truyền thống và hình ảnh cụ Phó bảng sống và hoạt động tại làng Hòa An xưa; Tổ chức Hội thi chung kết thiếu nhi vẽ tranh theo sách, chủ đề “Quê em ngày mới”; Thi đọc sách dành cho thiếu nhi.

Tổ chức các chương trình nghệ thuật tổng hợp và biểu diễn trích đoạn cải lương về cuộc đời sự nghiệp cụ Nguyễn Sinh Sắc, về Bác Hồ và quê hương Đồng Tháp; Liên hoan không gian đờn ca tài tử, hò Đồng Tháp; Biểu diễn tuyên truyền giá trị di sản văn hóa tỉnh Đồng Tháp.

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp trao bảng vàng tượng trưng cho các tập thể cá nhân có thành tích đóng góp cho Quỹ khuyến học Nguyễn Sinh Sắc

Ông Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp trao bảng vàng tượng trưng cho các tập thể cá nhân có thành tích đóng góp cho Quỹ Khuyến học Nguyễn Sinh Sắc. Ảnh: Nguyễn Toàn

Bên cạnh đó, còn có các thi đấu cờ tướng; biểu diễn thể dục dưỡng sinh; biểu diễn võ thuật; các trò chơi dân gian và sinh hoạt đốt lửa trại; tổ chức thi mô hình mẫu (biểu diễn tạo tác kiểng cổ, kiểng có trái trong chậu, bonsai, tiểu cảnh, non bộ); triển lãm sinh vật cảnh năm 2018; thi chọi chim nghệ thuật - chọi gà nghệ thuật; thi làm bánh dân gian; trưng bày mâm ngũ quả; gian hàng “Thanh niên khởi nghiệp”; gian hàng trưng bày và bán các đặc sản địa phương…

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.