Lĩnh vực di động sẽ đóng góp gần 1 nghìn tỷ USD vào GDP của khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2030

Phan Văn Hoà (Theo Thetechcapital, Koreaittimes)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Theo báo cáo mới nhất về Nền kinh tế di động khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) 2023 của Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSMA) cho thấy, lĩnh vực di động dự kiến ​​sẽ đóng góp gần 1 nghìn tỷ USD vào GDP của khu vực APAC vào năm 2030.

Anh minh hoa (1).jpg
Ảnh minh hoạ.

Kết nối di động tiếp tục là cốt lõi của đổi mới kỹ thuật số ở khu vực APAC, tạo điều kiện cho nhiều loại công nghệ biến đổi dành cho các cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các chính phủ mang lại những tác động tích cực cho xã hội.

Theo Báo cáo do GSMA phát hành, khu vực APAC dự kiến sẽ chứng kiến sự gia tăng bùng nổ về truy cập di động 5G gấp 10 lần vào năm 2030 do làn sóng chuyển đổi số. Vào năm 2030, khoảng 41% truy cập di động ở khu vực APAC dự kiến ​​sẽ được thực hiện bằng 5G, tăng đáng kể so với 4% vào năm 2022.

Sự gia tăng này có được nhờ các yếu tố như giá thiết bị đầu cuối 5G giảm, thúc đẩy nhanh chóng việc mở rộng mạng và tích hợp công nghệ di động thông qua hợp tác giữa các chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại đối với việc sử dụng thiết bị di động ở một số quốc gia, điều này dự kiến ​​sẽ dẫn đến khoảng cách sử dụng thiết bị di động lớn nhất trên thế giới vào năm 2030.

Cũng theo báo cáo của GSMA, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng viễn thông 5G khu vực APAC dự kiến sẽ đạt 259 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2030, trong đó các khoản đầu tư sẽ phục vụ cho việc mở rộng các khu vực kết nối và chủ yếu triển khai triển khai 5G quy mô đầy đủ.

Theo các nhà phân tích, sau khi xây dựng mạng 5G trên diện rộng trong vài năm qua tại các thị trường 5G tiên phong, dẫn đến cường độ đầu tư kỷ lục ở một số thị trường thì các khoản chi phí đầu tư, nâng cấp và duy trì tài sản cố định như máy móc, thiết bị,… (CAPEX) ở các thị trường này sẽ bắt đầu giảm xuống.

Thay vào đó, các nhà khai thác di động sẽ chuyển trọng tâm sang kiếm tiền từ các dịch vụ 5G sau khi đã đầu tư một khoản tiền lớn vào đó. Mặc dù các thị trường tiên phong trong khu vực sẽ tăng cường đầu tư vào 5G trong năm 2023, nhưng tốc độ triển khai 5G sẽ không đủ để ngăn chặn sự sụt giảm chung về vốn đầu tư. Điều này là do các thế hệ mạng trước đó, chẳng hạn như 3G và 4G, sẽ vẫn không thể thiếu đối với bối cảnh kết nối trong tương lai gần.

Lưu lượng dữ liệu qua các mạng viễn thông đang tăng theo cấp số nhân khi ngày càng có nhiều người tận dụng lợi thế của kết nối băng thông rộng và nhu cầu về nội dung kỹ thuật số chứa nhiều dữ liệu tăng lên.

Theo nghiên cứu của GSMA, để đáp ứng lưu lượng truy cập kỹ thuật số ngày càng tăng và duy trì hiệu suất dịch vụ, các nhà khai thác di động phải liên tục đầu tư để mở rộng dung lượng mạng, thu hẹp khoảng cách phủ sóng và triển khai các công nghệ mới.

Đến cuối năm 2030, ước tính sẽ có khoảng 1,4 tỷ kết nối 5G ở khu vực APAC. Sự gia tăng áp dụng 5G này sẽ có tác động sâu sắc đến các ngành như dịch vụ và sản xuất, với các ứng dụng trong thành phố thông minh, nhà máy thông minh và lưới điện thông minh. Theo dự báo của GSMA, 5G sẽ bổ sung hơn 133 tỷ USD cho nền kinh tế khu vực APAC vào năm 2030.

Báo cáo chỉ ra rằng, các thị trường di động trưởng thành như Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản và Singapore đang dẫn đầu các đổi mới về công nghệ 5G, nhưng dự đoán rằng việc truy cập và sử dụng di động sẽ vẫn khó khăn ở một số quốc gia APAC khác.

Tuy nhiên, khoảng 47% dân số ở khu vực APAC không được tiếp cận Internet di động, tụt hậu so với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc và khu vực Âu - Á. Để thu hẹp khoảng cách này, việc thiếu công nghệ kỹ thuật số, các vấn đề kinh tế và mối quan tâm về an toàn trực tuyến của người cao tuổi được chỉ ra là những yếu tố cần được xem xét.

Trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2030, số lượng thuê bao di động khu vực APAC dự kiến ​​sẽ tăng thêm 400 triệu, vượt mức 2,11 tỷ và tỷ lệ thâm nhập di động dự kiến ​​sẽ tăng lên 70%. Tuy nhiên, nó vẫn được cho là sẽ thấp hơn mức trung bình toàn cầu là 73%.

Lĩnh vực di động đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế khu vực APAC, đóng góp 810 tỷ USD giá trị kinh tế trong năm 2022, chiếm gần 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực. Khoản đóng góp này dự kiến ​​sẽ đạt gần 1 nghìn tỷ USD (990 tỷ USD) vào cuối thập kỷ này.

Các ngành dịch vụ và sản xuất dự kiến ​​sẽ là những người hưởng lợi chính từ công nghệ 5G, được thúc đẩy bởi việc áp dụng các giải pháp thành phố thông minh, nhà máy thông minh và tích hợp 5G vào lưới điện thông minh.

Báo cáo cũng nêu bật những thách thức kiếm tiền ngày càng quan trọng trong việc thu hút khách hàng mới và tăng mức tiêu thụ của khách hàng hiện tại, đồng thời công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường dự kiến ​​sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm mới cho người tiêu dùng bằng cách tận dụng tốc độ, độ trễ và dung lượng của 5G.

Báo cáo cũng cho thấy ngành công nghệ tài chính (fintech) đang phát triển nhanh chóng ở khu vực APAC, từ các thị trường trưởng thành quy mô lớn đến các thị trường mới nổi. Đặc biệt, lĩnh vực fintech đã tiếp tục phát triển kể từ sau đại dịch COVID-19 và mức độ hòa nhập tài chính ở khu vực APAC đang được cải thiện, với các tài khoản tiền di động (mobile money) ngày càng tăng.

Liên quan đến vấn đề này, ông Julian Gorman, người đứng đầu khu vực APAC của GSMA cho biết: “Là thị trường di động trải rộng trên khu vực địa lý lớn nhất thế giới, hệ sinh thái kết nối của khu vực APAC rất đa dạng và bao gồm cả các nhà đổi mới di động tiên phong và các thị trường mới nổi”.

“Khu vực này có một số thị trường 5G phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay, đặc biệt là Ấn Độ, quốc gia sẽ bổ sung hàng chục triệu kết nối 5G trong năm 2023. Tuy nhiên, xét trên toàn khu vực APAC, chúng ta cũng đang chứng kiến ​​một sự chênh lệch lớn trong việc sử dụng Internet di động”, ông Julian Gorman cho biết thêm.

Để giúp người dân trong khu vực APAC tiếp cận đầy đủ kết nối di động, người đứng đầu khu vực APAC của GSMA cho rằng, các cơ quan chính phủ cần thiết lập một chế độ chính sách và quy định linh hoạt, hướng tới tương lai để hỗ trợ triển khai và vận hành mạng di động. Điều này bao gồm những nỗ lực lớn hơn để thu hẹp khoảng cách số, đặc biệt là đối với phụ nữ và nhóm dân số yếu thế như người lao động nghèo thuần túy, lao động di cư, lao động trẻ em, người khuyết tật, dân tộc thiểu số, người tái hòa nhập cộng đồng,…”.

tin mới

5G sẽ trở thành công nghệ thống trị vào năm 2030?

5G sẽ trở thành công nghệ thống trị vào năm 2030?

(Baonghean.vn) - Theo một báo cáo mới được công bố của Tổ chức nghiên cứu và phân tích độc lập GSMA Intelligence (GSMi) thuộc Hiệp hội Các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSMA), 5G sẽ trở thành công nghệ thống trị và chiếm 56% tổng số kết nối toàn cầu vào năm 2030.

Hé lộ thực tế về chế độ ẩn danh của Google và quyền riêng tư trực tuyến

Hé lộ thực tế về chế độ ẩn danh của Google và quyền riêng tư trực tuyến

(Baonghean.vn) - Chế độ ẩn danh của Google là một tính năng phổ biến trên trình duyệt Chrome. Nó được cho là giúp người dùng duyệt web riêng tư hơn bằng cách không lưu lịch sử duyệt web, cookie hoặc dữ liệu trang web. Tuy nhiên, mức độ bảo mật của chế độ ẩn danh có thể khiến nhiều người bất ngờ.

10 quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo

10 quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo

(Baonghean.vn) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển với tốc độ chóng mặt, thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và tương tác với thế giới xung quanh. Các quốc gia trên toàn cầu đang đổ nguồn lực vào nghiên cứu và phát triển AI, với mục tiêu trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này.

10 người phụ nữ thành công trong lĩnh vực công nghệ

10 người phụ nữ thành công trong lĩnh vực công nghệ

(Baonghean.vn) - Lĩnh vực công nghệ từ lâu được xem là sân chơi của nam giới, với những định kiến về sự phức tạp, khô khan và đòi hỏi tư duy logic mạnh mẽ. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngày càng có nhiều phụ nữ tài năng xuất hiện và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực này.

TikTok đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ

TikTok đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ

(Baonghean.vn) - Một nhóm các nhà lập pháp thuộc lưỡng đảng Mỹ đã đưa ra dự luật vào ngày 5/3 vừa qua, yêu cầu ByteDance của Trung Quốc phải bán ứng dụng video ngắn TikTok trong vòng 6 tháng nếu không muốn bị cấm tại Mỹ.

4 chiến lược cốt yếu giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng

4 chiến lược cốt yếu giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng

(Baonghean.vn) - Ngày nay, tội phạm mạng không ngừng dùng các thủ đoạn tinh vi để tấn công dữ liệu nhạy cảm của các doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng các chiến lược để bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.