Lửa ấm Huồi Cáng

(Baonghean) - Giá rét và sương mù ngập kín tuyến đường độc đạo vào bản Huồi Cáng, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn. Chiếc xe u-oát chở tổ văn nghệ xung kích Bộ đội Biên phòng Nghệ An phải dừng lại giữa con dốc dài khúc khuỷu để bánh xe nguội bớt do rà phanh liên lục. Mùi khói khét lẹt từ bốn bánh xe bốc lên khiến các nữ văn nghệ xung kích Bộ đội Biên phòng không kìm được cơn nôn thốc nôn tháo... Hết đoạn đường dốc cheo leo bên vực sâu thì đến đoạn đường lầy lội, những cú xóc kinh người. Và, như lệ thường, xe đã bị sa lầy. Bà con người Khơ-mú đi làm rẫy về nhiệt tình giúp bộ đội đẩy xe. Chúng tôi vào đến bản Huồi Cáng thì đã chiều muộn, giá lạnh từ trên các sườn núi đá xám xịt như luồn vào trong từng tế bào, buốt nhức.

Huồi, tiếng Thái có nghĩa là khe suối. Bản nằm dọc bên một bờ con suối Cáng, dưới một thung sâu, ngửa mặt nhìn lên bốn bề núi cao chót vót.  Từ trụ sở Ủy ban nhân dân xã Bắc Lý, nhìn thấy rõ trên một vách núi đá dựng đứng và nhẵn như tường có cái cửa hang sâu hun hút. Chưa hề có ai đặt chân đến đó và dân bản bao đời vẫn truyền tụng cho nhau một câu chuyện: Thuở khai sinh lập địa, có hai vợ chồng không rõ từ đâu lưu lạc đến chốn này. Rừng thiêng nước độc, thú dữ rình rập, mưa lũ triền miên khiến hai vợ chồng phải chạy mãi lên núi cao rồi trú lại nơi cái hang sâu này, nơi mà không một con thú dữ nào lần tới được. Ngày ngày người chồng tên là Dín Hùa Na đi săn bắn, người vợ tên là Gầu Dua cứ ôm con đứng ngoài cửa hang đợi chồng trong những buổi chiều thăm thẳm... Con cháu của Gầu Dua và Dín Hùa Na lần lượt ra đời, lớn lên và rời cửa hang tỏa đi khắp vùng, sinh con đẻ cái, trở nên loài người bây giờ... Ông Mùa Nỏ Xừ, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn nói – “Không có gì lạ khi mà cả người Mông, người Thái, người Khơ – mú nơi núi cao này đều lý giải về nguồn gốc loài người bằng cùng một huyền tích như vậy...”. Bởi vì nơi đây, từ bao đời nay các dân tộc anh em sát cánh bên nhau cùng mưu sinh, tồn tại, chống chọi trước bất trắc của thiên nhiên và kẻ thù...

Đêm lửa ấm ở Huồi Cáng

Mới đây thôi, hồi tháng 7/2012 một cơn lũ quét tàn khốc đã cuốn trôi hàng chục ngôi nhà ở Huồi Cáng, cùng với trường học và trạm y tế. Cơn lũ quá bất ngờ, hôm ấy, đa số dân bản đi làm rẫy hết nên không có thiệt hại về người, nhưng nhà cửa, trâu bò, lợn gà, tài sản đã bị dòng nước lũ hung dữ cuốn phăng. Bùn cát chất cao, vách núi sạt lở, thân gỗ ngổn ngang, đường vào Huồi Cáng bị chia cắt trong hai ngày, khiến lực lượng ứng cứu của UBND huyện không thể tiếp cận... Có mặt tại chỗ, cán bộ, chiến sỹ Tổ công tác, thuộc Đồn Biên phòng 527 đã cùng bà con dân bản tổ chức khắc phục hậu quả. Bà con dân bản đã tự nguyện hỗ trợ với tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Bà con người Thái, Mông, Khơ – mú cùng bộ đội biên phòng đã chung lưng đấu cật, nhặt nhạnh trong đổ nát từng thanh gỗ, tấm lá, giúp nhau dựng lại nhà cửa... Trung tá Hà Đình Tín, sỹ quan biên phòng được tăng cường về làm Bí thư Đảng ủy xã Bắc Lý kể: “Cái đêm đầu tiên sau cơn lũ quét tràn qua, tôi nhìn làng bản hoang tàn trong bóng tối mà rơi nước mắt. Đã mười năm tôi khoác ba lô về Bắc Lý làm nhiệm vụ, tôi cảm nhận được sự đổi thay ở đây đang diễn ra từng ngày, thế mà chỉ trong vòng mấy chục phút, cơn lũ quét đã cuốn phăng tất cả... Những tưởng sẽ còn mất nhiều thời gian mới gượng lại được, không ngờ chỉ gần một tháng sau, nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của trên cùng nỗ lực cố gắng cao nhất, cuộc sống của bà con đã tạm ổn. Tôi nhớ mãi cái đêm nhà trưởng bản Moong Văn Bảy mắc lại mô – tơ thủy điện loại nhỏ, kéo dây từ dưới suối về thắp sáng bóng điện trong nhà, rồi bật ti - vi, cả bản đến xem vui lắm. Khi ấy, lòng tôi cũng rưng rưng, anh ạ!”.

Con suối Cáng mùa khô, chỉ có một dòng nước nhỏ chảy len qua các hòn đá mồ côi. Trên một đoạn suối chừng 300m, tôi đếm được 13 mô – tơ thủy điện nhỏ, công suất một mô – tơ chừng 1,5 – 2 KW của bà con lắp đặt để lấy điện. Và quả đúng như lời Bí thư Đảng ủy Hà Đình Tín, ban đêm đi trên đường cheo leo quanh vách núi, tôi nhìn xuống bản Huồi Cáng, ánh điện lung linh như sao sa, trải dài theo dòng suối Cáng. Đấy là một dòng sông sao...

Ở đây, chưa có điện lưới quốc gia, chưa có sóng điện thoại di động. Kênh viễn thông liên lạc duy nhất với bên ngoài là một chiếc máy điện thoại cố định qua vệ tinh V-SAT lắp đặt tại trụ sở UBND xã, nhưng rất chập chờn. Mỗi khi cần có cuộc gọi khẩn, Trung tá Hà Đình Tín, Bí thư Đảng ủy xã Bắc Lý phải phóng xe máy lên đến Cổng Trời, ở đó chỉ có một vài vạch sóng điện thoại di động Viettel, đủ để chuyển thông tin, cho dù có cuộc gọi vài phút mà bị rớt sóng đến 4, 5 lần. Có lần lên đến Cổng Trời, vừa mở máy điện thoại đã có hàng chục tin nhắn dồn dập bay đến, gọi điện xong, trả lời tin nhắn xong, cũng là; khi điện thoại hết pin!

Chủ tịch xã Cụt Phò Dương, nói với tôi: “Anh Tín bây giờ là người dân bản mình rồi đó, nhà báo cứ đến nhà anh ấy mà xem!”. Đấy là một gian nhà nhỏ, gọn gàng, xinh xắn. Bí thư Tín cùng một cán bộ địa chính cũng được tăng cường về xã Bắc Lý. Ở đây, xung quanh vườn là mô hình vườn, ao, chuồng trông rất “chính quy, nền nếp”. Ngoài sân, đàn gà, vịt, ngan béo mẫm. Chủ tịch xã Cụt Phò Dương giới thiệu: “Bí thư Tín làm mô hình chăn nuôi là để làm gương, làm mẫu cho bà con đó!”.

Khi Trung tá Hà Đình Tín mới về làm bí thư xã, anh xác định công tác xóa đói, giảm nghèo cho bà con nơi đây phải thực hiện từ phát triển kinh tế hộ. Chỉ tuyên truyền, vận động thôi thì chưa đủ, mà phải bằng “giáo cụ trực quan”, cho bà con nhìn thấy rõ rồi mới có thể làm theo. Nghĩ vậy, Bí thư Tín trích tiền lương mua giống cây, giống con về nuôi, trồng. Một mình anh đã tự làm chuồng, chỗ nước trũng, anh đào ao thả cá. Khu trang trại nhỏ của anh ngay bên cạnh trụ sở UBND xã với đầy đủ các cây, con và 3 ao cá là hình mẫu để người dân trực tiếp mắt thấy tai nghe và áp dụng làm theo.

Nghị quyết Đảng bộ xã Bắc Lý (nhiệm kỳ 2010 – 2015) xác định phát triển sản xuất, tập trung mũi nhọn vào mở rộng diện tích trồng lạc. Bí thư Hà Đình Tín chỉ đạo cán bộ xã trước hết phải trực tiếp lao động xóa đói, giảm nghèo để làm gương cho nhân dân; lấy đó là một trong những chỉ tiêu đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ. Được Phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Sơn hỗ trợ 5 tạ lạc giống, 6 tạ phân bón, phổ biến kỹ thuật trồng và chăm sóc, mô hình trồng lạc được cán bộ xã Bắc Lý hình thành ngay tại diện tích đất đã bỏ hoang nhiều năm nay. Diện tích cây lạc được mở rộng dần. Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng 527 đã cùng bà con xuống ruộng, cày, cuốc, gieo hạt... Người dân Bắc Lý đã thực sự tin tưởng người Bí thư Bộ đội Biên phòng này cùng với những thay đổi trên quê hương mình...

Buổi sáng ngày chủ nhật, mây mù tràn ngập Huồi Cáng, buốt lạnh. Hai cô bé Cụt Thị Mai và Cụt Thị Tiên được nghỉ học, vừa giã gạo vừa giúp nhau ôn bài dưới gầm nhà sàn. Tôi hỏi, các cháu vừa giã gạo, vừa ôn bài thế này thì làm sao nhớ được kiến thức? Hai cô bé bẽn lẽn: “Ngày mai đến lớp, nếu không thuộc bài thì thầy giáo chủ nhiệm Hờ Và Tu giận đấy. Thầy giáo hiền nhưng mà nghiêm lắm. Phải học thôi...”.

Tạm biệt hai cô bé, tôi đeo ba lô đi tiếp vào bản Huồi Bắc, cách xa chừng 15 km đường rừng hiểm trở. Ở đó, một trạm xá quân dân y sẽ được khởi công vào ngày mai... Hơi ấm từ bếp lửa ấm dưới gầm nhà sàn hai cô bé như còn vương mãi theo tôi.

Ghi chép - Hoài Quân

tin mới

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.