Lửa nghề mãi đượm

(Baonghean) - Giữa tháng Chạp âm lịch, trong cái rét ngọt cuối năm, chúng tôi tìm về làng nghề Hậu Hòa (Nghi Hoa, Nghi Lộc), cảm nhận được sự hối hả, nhộn nhịp, lo toan của chị em làng nghề bánh đa, kẹo lạc… chuẩn bị hàng phục vụ tết nguyên đán.

ừ ngày còn con gái, chị Nguyễn Thị Chằn (quê ở Thạch Hà – Hà Tĩnh) đã quen với những buổi sớm tinh sương trong chái bếp phía sau nhà mùi mật mía quện với mùi gừng tươi giã nhỏ lan tỏa khắp không gian – ấy là lúc bà nội và mẹ chị lụi cụi nấu nồi kẹo lạc cho kịp buổi chợ sớm mai. Lớn lên, quần áo, sách vở của mấy chị em cũng dựa vào những mẻ kẹo lạc ấy. Đến tận bây giờ, chị Chằn vẫn còn nhớ như in lời mẹ dặn chị ngày đi lấy chồng: Dù sau này cuộc sống con có khó khăn, vất vả hay sung sướng, đủ đầy, con cũng đừng bỏ nghề, bởi nghề không những đã nuôi sống cả nhà mà còn để giữ nghề cha ông truyền lại.
Cơ sở sản xuất kẹo lạc của gia đình chị Nguyễn Thị Chằn ở làng nghề Hậu Hòa (Nghi Hoa, Nghi Lộc).
Cơ sở sản xuất kẹo lạc của gia đình chị Nguyễn Thị Chằn ở làng nghề Hậu Hòa (Nghi Hoa, Nghi Lộc).
Chị lấy chồng về làng Hậu Hòa xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc mang theo nghề làm kẹo lạc, chồng chị – anh Ngô Văn Hậu, sau khi xuất ngũ về địa phương, vừa làm ruộng, vừa chung tay cùng chị vun vén phát triển nghề. Chị bảo: Nghề này vất vả lắm, không chỉ thức khuya, dậy sớm mà còn phải tìm mối bỏ hàng. Ngày trước, phương tiện đi lại còn khó khăn, thế nên cứ 3 – 4h sáng là đã trở dậy, vừa đổ kẹo, vừa đóng gói sản phẩm, đạp xe cả trăm cây số để nhập kẹo ở Đô Lương, Thanh Chương, Diễn Châu, Nam Đàn… Vừa nhập, vừa tìm mối lâu dài. Lâu dần, những nơi đến đã thành thân thuộc, hiện tại cơ sở sản xuất bánh đa kẹo lạc của chị Chằn đã mở rộng quy mô, cho thu nhập khá cao. Ngoài giải quyết việc làm cho chính những thành viên trong gia đình, chị Chằn còn thuê từ 4 – 5 lao động thường xuyên với mức lương từ 2,5 – 3 triệu đồng/tháng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, bên cạnh kẹo lạc truyền thống, chị Chằn còn làm thêm các sản phẩm khác như cu đơ, kẹo dồi, kẹo chéo, kẹo tấm, kẹo dẻo…
Mỗi ngày chị tiêu thụ hết 3 tạ mật, 70 kg lạc, vừng. Riêng dịp Tết, bên cạnh cung cấp ra thị trường những sản phẩm như ngày thường, chị Chằn còn làm thêm loại cu-đơ đặc biệt có giá 30 nghìn đồng/gói, chủ yếu khách quen đặt hàng để đem biếu, hoặc làm quà tận Hà Nội, Sài Gòn và sang cả Hàn Quốc, Malaysia…
Anh Nguyễn Đình Dũng (xóm 2, Nghi Phương – Nghi Lộc) – một trong những khách hàng “ruột” của chị Chằn, cho biết: đã gắn bó với nghề bán kẹo hơn 20 năm, và cũng từng ấy năm anh chỉ nhập hàng của chị Chằn mặc dù nghề này rất nhiều gia đình theo làm. Bởi lẽ chất lượng kẹo của gia đình chị Chằn rất ngon, ngọt vừa phải, lại có vị bùi, thơm, hơn nữa giá cả cũng rất phải chăng.
Bên cạnh nghề làm kẹo lạc, chị em Hậu Hòa còn có nghề làm bún, bánh mướt – chính nhờ những nghề phụ này mà đời sống gia đình các hộ giáo dân ở Hậu Hòa ngày càng khấm khá. Tiêu biểu có chị Đặng Thị Liên – Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Hậu Hòa, một trong những gia đình  làm giàu từ nghề bún, bánh. Chị Liên cho rằng: Nếu chỉ nhìn vào 3 mẫu ruộng lúa thì chắc chắn  không thể có điều kiện để nuôi các con ăn học. Từ nghề bún bánh, chị Liên mở rộng chăn nuôi, trong chuồng lúc nào cũng có 400 con gà, vịt; trên 15 con lợn. Điều đáng mừng là dù các con chị đã ra cửa nhà nhưng đều theo nghề làm bún bánh của mẹ. Bí quyết làm bún ngon của chị gói gọn trong 4 chữ “gạo trắng, nước trong”. Thời ông bà xưa, nghề làm bún không chỉ khó nhọc mà còn rất công phu. Hồi xưa, làm bằng tay, mỗi ngày cả nhà chỉ xay nổi 10 kg gạo. Sáng ra chị gánh đi bán rong các chợ quanh vùng. Giờ có máy móc nên mỗi ngày làm vài trăm kg bún. Cùng loại máy, loại gạo như nhau, nhưng làm ra sợi bún có chất lượng khác nhau chính là bởi khâu xử lý bột. Trước tiên hạt gạo phải là loại khô cơm, kỵ nhất là các loại gạo nấu dẻo cơm. Gạo vo đãi sạch, đem phơi khô, ủ lên men tự nhiên rồi đem ngâm. Trong quá trình ngâm gạo chỉ bằng cảm nhận và ngửi mùi là người làm nghề đã biết được lên men vừa tới độ hay chưa. Hiện bình quân mỗi ngày gia đình chị bán ra thị trường hơn 2 tạ bún, bánh mướt.
Chị Trịnh Minh Nguyệt – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nghi Hoa, cho biết: Nghề sản xuất bánh đa, bún, kẹo các loại được chị em làng nghề bảo tồn, phát triển theo thời gian.Và đây cũng là nguồn thu nhập chính của chị em, đóng vai trò hết sức quan trọng để chị em cải thiện đời sống. Với nguồn lao động dồi dào, điều kiện thuận lợi sẵn có, trên địa bàn có chợ Quán là chợ truyền thống lâu đời, chợ họp tất cả các ngày trong tháng và cũng là nơi để chị em trong xã và các xã lân cận mua bán, trao đổi hàng hóa, tiêu thụ các loại sản phẩm. Đây cũng là nghề thu hút được nhiều lao động và giải quyết việc làm cho nhiều chị em, nhất là trong thời gian nhàn rỗi. Để không ngừng phát triển và mở rộng địa bàn tiêu thụ, thời gian qua, Hội phụ nữ xã tích cực vận động tuyên truyền các hội viên trong chi hội cần quan tâm đa dạng hơn nữa các loại sản phẩm, nhất là chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, khẳng định uy tín và tạo thương hiệu các loại sản phẩm mà mình làm ra. Ngoài việc tạo việc làm, tăng thêm thu nhập còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng là tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho bà con trong xã, thông qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho bà con nông dân.
Thanh Thủy

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.