Luật biển là gì và lịch sử hình thành luật biển quốc tế?

(Baonghean.vn) - Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013.
Luật Biển Việt Nam ra đời là quy trình nội luật hóa Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam đã ký kết và chính thức phê chuẩn. Đồng thời nó cũng thể hiện trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam trong việc triển khai, tổ chức, thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 với tư cách quốc gia thành viên. Đây là sự kiện pháp lý rất quan trọng của qui trình xây dựng luật pháp của Nhà nước Việt Nam trong mối liên quan với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn.
Luật Biển Việt Nam đã có hiệu lực và trở thành công cụ pháp lý quan trọng để điều chỉnh mọi mối quan hệ đa dạng và phức tạp đang diễn ra trong các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên, để đưa vào cuộc sống và làm cho Luật Biển Việt Nam phát huy hiệu lực, công việc đầu tiên cần ưu tiên thực hiện là phải phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cho tất cả mọi tầng lớp, tổ chức, lực lượng, cá nhân... trong nước, nhất là những người thường xuyên hoạt động gắn bó với biển, đại dương về toàn bộ nội dung Luật Biển Việt Nam. 
Để góp sức hoàn thành nhiệm vụ cấp thiết này, chấp hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và theo kế hoạch, chỉ dẫn của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan, TS. Trần Công Trục đã hợp tác với các chuyên gia về luật biển của Việt Nam, biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật về biển đảo Luật Biển Việt Nam - Hỏi và Đáp.
Báo Nghệ An điện tử sẽ giới thiệu lần lượt các câu hỏi - trả lời của cuốn sách này.
Câu hỏi 1. Luật biển là gì?
Trả lời: Luật biển (tiếng Anh: The Law ofthe Sea), là một tập hợp những chế định, quy định pháp lý dùng để điều chỉnh các quan hệ có liên quan diễn ra trên tất cả các vùng biển và thềm lục địa; nếu được ký kết, tham gia bởi các chú thể trong quan hệ quốc tế gọi là luật biển quốc tế; nếu được ban hành bởi một quốc gia gọi là luật biển quốc gia.
Luật biển quốc tế đang có hiệu lực hiện nay là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (tiếng Anh: The United Nations Convention ơn the Law ofthe Sea 1982, viết tắt là UNCLOS 1982). Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XVIII đã thông qua Luật Biển quốc gia vào ngày 21/6/2012, gọi là Luật Biến Việt Nam. Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
Câu hỏi 2. Lịch sử hình thành luật biển quốc tế?
Trả lời: Trong lịch sử nhân loại, vấn đề mở rộng và xác định phạm vi các vùng biển thuộc các quyền quốc gia luôn luôn là vấn đề quan trọng, là đề tài phong phú và phức tạp của nhiều diễn đàn, được cả cộng đồng quốc tế quan tâm; có khi còn là nguyên nhân hoặc nguồn gốc của nhiều cuộc xung đột, chiến tranh ở những quy mô khác nhau giữa các quốc gia.
Quá trình hình thành và mở rộng phạm vi các vùng biển quốc gia gắn liền với sự hình thành và phát triển của luật pháp quốc gia và quốc tế; gần liền với lịch sử khám phá, khai thác và sử dụng biển của nhân loại.
Từ khi quốc gia xuất hiện, các quốc gia ven biển luôn có xu hướng mở rộng quyền lực ra hướng biển. Xu hướng này lại mâu thuẫn với tham vọng muốn duy trì quyền tự do hoạt động trên biển của các cường quốc hàng hải. Trong quá trình đấu tranh giữa hai xu hướng đó đã xuất hiện các nguyên tắc chế định, quy định pháp lý nhằm điều chỉnh các mối quan hệ và điều hòa lợi ích giữa các quốc gia. Chính điều đó đã tạo nền móng cho luật biển ra đời và phát triển.
Thời điểm lịch sử đánh dấu sự khởi đầu hình thành và phát triển của luật biển thế giới là vào thế kỷ XVI, khi mà quyền thống trị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trên biển đã vấp phải sự trỗi dậy của Hà Lan, với tư cách là một cường quốc hàng hải thương mại mới.
Vào thế kỷ XIX, quan niệm "quyền lực quốc gia chấm dứt tại nơi sức mạnh vũ khí của quốc gia đó hết hiệu lực" đã được cụ thể hóa bằng tầm bắn của súng thần công là 3 hải lý. Nước Anh là một cường quốc hàng hải lúc đó và đã chấp nhận nguyên tắc xác định chiều rộng lãnh hải là 3 hải lý.
Cuối thế kỷ XIX, nguyên tắc chiều rộng lãnh hải 3 hải lý không còn đủ để bảo vệ nghề cá của các quốc gia ven biển, vì vậy nhiều quốc gia đã có những quy định khác nhau về chiều rộng của lãnh hải mình, 4 hoặc 6 hải lý, thậm chí có quốc gia còn quy định cả phạm vi bảo vệ nghề cá nữa.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1919), vào năm 1930, Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên hợp quốc (LHQ) đã triệu tập Hội nghị quốc tế về Luật Biển đầu tiên tại thành phố La Haye (tiếng Anh: The Hague; tiếng Hà Lan: Den Haag) của Hà Lan. Hội nghị này đã thừa nhận chủ quyền của quốc gia ven biển đối với lãnh hải và quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải, nhưng không thống nhất được chiều rộng lãnh hải.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), Hoa Kỳ khẳng định quyền bảo vệ nghề cá ở ngoài lãnh hải, đặc biệt là Tuyên bố Truman (1945) đã khẳng định chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc thềm lục địa của mình mà theo quan niệm lúc bấy giờ thì giới hạn của thềm lục địa kết thúc ở nơi có độ sâu 200m nước. Nhiều quốc gia ven biển theo chân Hoa Kỳ đã tuyên bố chủ quyền đối với tài nguyên thềm lục địa của họ và tình hình đó đã tạo ra một vấn đề mới của luật biển quốc tế. Một số nước Nam Mỹ như Peru, Chile, Ecuador không có thềm lục địa tự nhiên, nên đã đòi hỏi mở rộng một vùng biển rộng đến 200 hải lý.
Năm 1958, để giải quyết tình trạng nói trên, LHQ đã triệu tập Hội nghị quốc tế về Luật Biển lần thứ nhất tại Genève (phiên âm tiếng Việt: Giơ-ne-vơ; tiếng Anh: Geneva) có 86 nước tham dự. Hội nghị này đã thông qua được 4 công ước quốc tế về luật biển: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải; Công ước về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật, Công ước về thềm lục địa; Công ước về biên cá. Tuy nhiên một số nội dung quan trọng chưa được giải quyết: chiều rộng lãnh hải, quyền đi qua eo biển quốc tế giới hạn vùng đánh cá, ranh giới ngoài của thềm lục địa.
Năm 1960 , cũng tại Genève, LHQ lại triệu tập Hội nghị Luật Biển lần thứ 2 để giải quyết những tồn tại nói trên. Những hội nghị này cũng không đi đến kết quả gì. 
Năm 1973, LHQ lại triệu tập Hội nghị quốc tế về Luật Biển lần thứ 3 để tiếp tục thảo luận và thông qua công ước Luật Biển mới.
(Còn nữa)

tin mới

Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn phục vụ chiến sĩ Nghệ An

Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn phục vụ chiến sĩ Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tối 6/4, tại Trung đoàn 764, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Nhà hát Chèo Quân đội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức biểu diễn chương trình nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và nhân dân trên địa bàn đóng quân.

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.

Biên giới

Những lá đơn tình nguyện 'lên đường đi giữ biên cương'

(Baonghean.vn) - Ngót 45 năm đã trôi qua, các thế hệ người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ không khí sục sôi của những tháng ngày lịch sử. Hiện, ở Bảo tàng Quân khu 4 còn lưu giữ những lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương của những thanh niên đất Nghệ.