Từ 1/7/2023, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng (20,8%). Khi đó, mức lương cao nhất của công chức loại A2 đạt trên 12,2 triệu đồng.
Lương cơ sở sẽ được tăng lên mức 1,8 triệu đồng kể từ ngày 1/7, dự kiến được áp dụng cho 8 đối tượng theo dự thảo nghị định của Chính phủ đang được xây dựng.
Lần đầu tiên sẽ có lương tối thiểu theo giờ; thay đổi địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng ở nhiều địa phương là những điểm mới về lương tối thiểu dự kiến áp dụng từ ngày 1/7/2022.
Nghị quyết 27 nêu rõ: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu); phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, phụ cấp công vụ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Sau khi lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1/7/2020, chính sách về lương hưu, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cũng sẽ có nhiều thay đổi.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 04/2019/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước.
Với người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, nếu khám chữa bệnh đúng tuyến, số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.
Từ ngày 1/7/2018, lương cơ sở của người lao động sẽ được điều chỉnh tăng. Sự điều chỉnh này có tác động lớn đến quy định đóng - hưởng trong lĩnh vực BHXH và BHYT.
(Baonghean.vn) - Bổ sung quy định về mức lương tối thiểu vùng theo giờ; Sửa đổi luật để giảm tình trạng hưởng BHXH 1 lần; Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH... là những thay đổi lớn trong chính sách về cải cách tiền lương và BHXH người lao động cần biết.
Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016: Từ 1/1/2018, lao động nam đạt 31 năm đóng BHXH và lao động nữ 30 năm đóng BHXH sẽ được hưởng lương hưu tương đương 75 % mức đóng BHXH hàng tháng.
Từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm). Trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa cho biết kết quả khảo sát của đơn vị này về tiền lương, thu nhập cho thấy đời sống của người lao động năm 2017 vẫn còn nhiều khó khăn, cần phải được cải thiện.
Theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 1/7/2017 mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng (thay cho mức cũ là 1.210.000 đồng/tháng).
Từ 1/7/2017, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng, đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức lương cơ sở.
(Baonghean.vn) - Quốc hội đã chính thức thông qua phương án điều chỉnh lương cơ sở tăng từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng từ 1/7/2017. Chính sách này dự kiến tiêu tốn khoảng 6.600 tỷ đồng ngân sách trung ương, chưa kể 1.900 tỷ đồng hỗ trợ 50% nhu cầu tăng lương của lực lượng vũ trang.
Ủng hộ đề xuất tăng lương bình quân 7-8% mỗi năm, song nhiều đại biểu lo lắng ngân sách lấy tiền đâu để tăng lương trong lúc khó khăn và nợ công tăng cao.
Nếu nhân hệ số cao nhất là 13 với mức cơ sở, lương tháng của nhiều lãnh đạo đất nước đạt hơn 15 triệu đồng, thấp hơn lương cơ bản của kế toán trưởng một công ty hạng thấp nhất.
Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đỗ Văn Sinh vừa ký ban hành Công văn 2026/BHXH-BT hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và BHXH Bộ Quốc phòng, Công an nhân dân triển khai việc thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng.
Từ ngày 1/5/2016 mức lương cơ sở là 1,21 triệu đồng/tháng. Đây là nội dung của Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vừa được Chính phủ ban hành.