Lý do Mỹ liên tiếp bỏ rơi phe đối lập trong cuộc chiến Syria

Theo Duy Sơn (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tránh can thiệp sâu vào nội chiến và giữ quan hệ với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ có thể là nguyên nhân Mỹ bỏ rơi lực lượng đối lập Syria.
Lý do Mỹ liên tiếp bỏ rơi phe đối lập trong cuộc chiến Syria ảnh 1

Các mục tiêu ở ngoại ô Deraa bị không kích hôm 25/6. Ảnh: Reuters.

Quân đội Chính phủ Syria hôm 25/6 mở cuộc tiến công vào thành phố Deraa do phe đối lập kiểm soát ở miền Nam nước này. Dù động thái này vi phạm thỏa thuận ngừng bắn tại khu vực giảm căng thẳng do Mỹ, Nga và Jordan ký năm ngoái, Washington khẳng định sẽ không hỗ trợ Quân đội Syria Tự do (FSA) khi họ bị tấn công.

Giới quan sát cho rằng, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ "bỏ rơi" các đối tác phe đối lập thuộc Quân đội Syria Tự do (FSA) và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) với nhiều lý do khác nhau, theo Military Times.

Trước đó, Mỹ đã bí mật đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ để buộc các tay súng dân quân người Kurd, lực lượng nòng cốt của SDF, phải rút khỏi thị trấn chiến lược Manbij để nhường quyền kiểm soát cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều quan chức người Kurd đã chỉ trích Mỹ vì đã "bỏ rơi" họ trước áp lực của Thổ Nhĩ Kỳ, dù người Kurd từng được coi là đối tác tin cậy nhất của Mỹ trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria.

Lầu Năm Góc khẳng định thông điệp "không hỗ trợ" không chỉ được gửi đến FSA, nó còn được chuyển đến các nhóm vũ trang do Mỹ hậu thuẫn ở Syria, gồm cả SDF.

"Xin khẳng định rằng liên quân không hỗ trợ "lực lượng nổi dậy" ở Syria, chúng tôi cũng không tiến hành các chiến dịch trong lãnh thổ do Chính phủ Syria kiểm soát. Liên quân và đối tác SDF không can dự và không tìm cách can thiệp vào cuộc chiến chống lại Chính phủ Syria. Chúng tôi vẫn tập trung vào nhiệm vụ đánh bại IS và thiết lập các điều kiện nhằm tăng cường ổn định khu vực", Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông thuộc Đại học Oklahoma, thông điệp này cho thấy Mỹ đồng tình với việc quân đội Syria tái chiếm các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở miền Nam, miễn là họ không tấn công các vùng do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ kiểm soát ở miền Bắc Syria.

Deraa được coi là địa điểm quan trọng chiến lược của phe nổi dậy Quân đội Syria Tự do (FSA), lực lượng từng được Mỹ hậu thuẫn hòng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Khu vực này có vị thế quan trọng vì nằm rất gần biên giới Jordan và khu vực Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát.

"Mỹ dường như tin rằng Israel có thể tự lo cho mình ở cao nguyên Golan, cũng như vạch ra giới hạn đỏ với Iran và Syria", Landis nhận định.

Lý do Mỹ liên tiếp bỏ rơi phe đối lập trong cuộc chiến Syria ảnh 2

Thành phố Deraa nằm gần biên giới Syria - Jordan. Đồ họa: BBC.

Chứng kiến việc Mỹ từ chối yểm trợ hỏa lực để đẩy lùi quân Chính phủ Syria, SDF nhiều khả năng sẽ phải từ bỏ tham vọng lật đổ chính quyền Assad cũng như xây dựng một nhà nước tự trị người Kurd để tập trung vào cuộc chiến chống IS.

Các đơn vị SDF đã nhiều lần được yêu cầu tập trung vào nhiệm vụ chống IS ở bờ đông sông Euphrates. Liên quân buộc phải dừng chiến dịch này hồi tháng 3, do các tay súng người Kurd trong SDF chuyển sang phía Bắc để chiến đấu chống quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở thành phố Afrin.

"SDF đang cố gắng bảo vệ thành quả của mình. Các lãnh đạo lực lượng này đã kêu gọi đàm phán với Chính phủ Syria về việc lập nhà nước liên bang và khu vực tự trị. Thỏa thuận mới đây của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ về Manbij là tín hiệu xấu với người Kurd", Landis đánh giá.

Một tháng trước, chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ không nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ ở Manbij. Tuy nhiên, thực tế hiện nay rất khác khi Washington vẫn cần Ankara và sẵn sàng nhân nhượng để giữ quan hệ đồng minh. "Deraa là minh chứng rõ ràng cho thấy Mỹ đang giảm cam kết tại Syria", chuyên gia Landis nhấn mạnh.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.