Malaysia truy quét nữ lao động không phép

Cảnh sát Malaysia tăng cường các đợt truy quét nữ lao động không có giấy phép kể từ vụ công dân CHDCND Triều Tiên Kim Chol bị sát hại ở nước này ngày 13/2.

Những phụ nữ lao động không có giấy phép ở Malaysia rất dễ bị xâm hại. Ảnh: AFP
Những phụ nữ lao động không có giấy phép ở Malaysia rất dễ bị xâm hại. Ảnh: AFP

Hai người phụ nữ gồm Đoàn Thị Hương (người Việt Nam) và Siti Aisyah (người Indonesia) đã bị truy tố về tội giết người với cáo buộc vuốt chất độc vào mặt nạn nhân người Triều Tiên tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur 2 hôm 13/2 và sẽ hầu tòa vào ngày 13/4.

Hiện không có nhiều thông tin về hoạt động của hai người phụ nữ này tại Malaysia. Cảnh sát sở tại chỉ thông báo Hương làm việc tại “một cơ sở giải trí” và Aisyah là nhân viên mát xa tại một cơ sở chăm sóc sắc đẹp. AFP dẫn lời các chuyên gia về di trú nhận định bí ẩn về cuộc sống của hai phụ nữ này ở Malaysia phản ánh sự tồn tại bí mật của hàng ngàn phụ nữ Đông Nam Á đến Malaysia “làm chui” và sống trong cảnh lo sợ bị bắt.

Nhiều người đến Malaysia làm việc với hợp đồng lao động hợp pháp, nhưng có hàng ngàn phụ nữ lợi dụng chính sách được làm việc trong 30 ngày tại Singapore và Malaysia để đến hành nghề tại những nước này, và cứ mỗi đợt hết hạn lại di chuyển qua nước khác rồi quay trở lại. Họ có thể làm nhiều việc từ lao công, bồi bàn cho đến nhân viên mát xa và mại dâm, theo AFP.

Một phụ nữ Việt Nam (25 tuổi), làm việc trong quán bar “đèn mờ” ở Malaysia, cho biết cô liên tục nhắn tin cho chị ở TP.HCM để trấn an gia đình đang lo lắng cho cô. “Tôi nhắn tin cho chị tôi mỗi ngày, bảo rằng tôi phải mạo hiểm. Tôi không còn lựa chọn khác, tôi cần tiền”, người phụ nữ này chia sẻ với AFP.

Một phụ nữ Philippines đang làm nhân viên phục vụ “chui” ở Malaysia cũng bày tỏ lo sợ sau khi ba người đồng hương vừa bị bắt trong đợt truy quét.

Nhà hoạt động bảo vệ quyền lao động nước ngoài ở Malaysia, bà Aegile Fernandez cho hay các đối tượng môi giới hay người chủ thường giữ hết giấy tờ tùy thân, ép các nữ lao động sống chung một nhà, giám sát chặt chẽ, cô lập họ và ít cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài. “Một số nữ lao động trái phép thậm chí còn bị chủ dọa hiếp dâm hoặc giao cho cảnh sát nếu bỏ trốn”, bà Fernandez nói.

Theo TNO

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.