Màu sắc nước tiểu và bệnh tật

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hay màu rơm vàng. Khi bạn mắc bệnh, nước tiểu có thể có nhiều màu sắc khác nhau.

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hay màu rơm vàng. Khi bạn mắc bệnh, nước tiểu có thể có nhiều màu sắc khác nhau. Những dạng nước tiểu có màu sắc bất thường này có thể được hình thành bởi tình trạng mất nước, thực phẩm tiêu hóa và đồ uống, chất bổ sung, thuốc uống, chấn thương và bệnh tật.

Màu nước tiểu ảnh hưởng bởi thuốc
Urochrome là cái tên đầu tiên cho sắc tố vàng trong nước tiểu. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu hiện thời nói rằng chính urobilin mới quy định cho màu vàng của nước tiểu. Một số nhà khoa học khẳng định rằng urochrome và urobilin đều cùng một loại hóa chất mà ra, trong khi số người khác tin rằng chúng là 2 chất hoàn toàn khác nhau và cùng có trong nước tiểu. Urobilin được sản sinh từ sự phân hủy của hemoglobin, là sắc tố đỏ có chức năng vận chuyển ôxy lưu thông khắp cơ thể được giải phóng khi các tế bào hồng cầu bị hủy diệt. Sự mất nước có thể gây thiếu nước trong nước tiểu, vì thế nước tiểu khi đó sẽ có màu vàng đậm. Nước tiểu thường có màu tối sẫm vào buổi sáng nếu đêm hôm trước chúng ta ngủ mà không uống nước. Trong ngày nếu nước tiểu có màu vàng đậm thì đồng nghĩa là chúng ta không uống đủ nước hoặc đổ mồ hôi nhiều mà không kịp thời bù đắp lượng nước đã tiêu hao.
​Ăn nhiều cà rốt có thể biến nước tiểu sang màu cam.
Màu vàng huỳnh quang
Vitamin B2 hay còn có tên gọi khác là riboflavin là chất tạo nên màu vàng ở nước tiểu. Nếu chúng ta bổ sung nhiều riboflavin hơn nhu cầu tiêu thụ sự dư thừa riboflavin đi vào trong nước tiểu sẽ khiến cho nước tiểu có màu vàng huỳnh quang hay vàng đèn neon.
Màu cam
Việc ăn nhiều cà rốt sẽ khiến nước tiểu chuyển sang màu vàng hoặc màu cam, đồng thời làn da chúng ta cũng sẽ có màu vàng cam, hội chứng này được biết đến dưới cái tên là carotenemia. Sắc tố chịu trách nhiệm chính cho những thay đổi màu sắc kiểu này là beta-carotene. Vitamin C cũng khiến cho nước tiểu chuyển thành màu vàng đậm hay màu cam. Warfarin (tên thương hiệu của coumadin), một chất chống đông máu, là một loại thuốc cũng khiến cho nước tiểu chuyển thành màu cam. Rifampin, một loại kháng sinh cũng có tác động tương tự.
Màu hồng và đỏ
Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ có thể do ăn củ cải đường, quả mâm xôi hay cây đại hoàng. Nước tiểu có thể tồn tại các tế bào hồng cầu hay nó có thể chứa hemoglobin được giải phóng từ các tế bào hồng cầu bị phá hủy tạo nên màu đỏ. Nó cũng có thể chứa myoglobin một sắc tố đỏ có lưu trữ ôxy trong cơ. Những tế bào cơ bị phá hủy có thể làm giải phóng myoglobin biến thành nước tiểu màu đỏ. Máu trong nước tiểu cho thấy sự tổn thương của thận, bàng quang hay đường tiết niệu. Ngộ độc chì hay thủy ngân cũng có thể tạo ra nước tiểu màu đỏ. Nước tiểu có thể chuyển thành màu hồng sau khi uống thuốc nhuận tràng có chứa một chất gọi là phenolphthalein. Phenolphthalein chuyển sang màu hồng khi có kiềm trong nước tiểu. Một số quốc gia đã cấm dùng phenolphthalein làm thuốc nhuận tràng, vì có những liều lượng hóa chất cao có thể gây ung thư ở chuột thí nghiệm.
Màu xanh
Đôi khi ăn nhiều măng tây có thể khiến nước tiểu có màu xanh lá cây, cũng như làm cho nước tiểu có mùi lạ. Sự nhiễm một loại vi khuẩn tên là Pseudomonas aeruginosa là căn nguyên làm cho nước tiểu chuyển sang màu xanh lá cây hay xanh lam. Một vài loại thuốc cũng làm cho nước tiểu có màu xanh lam.
Thuốc urised dùng để điều trị đau đường tiết niệu, có chứa một chất nhuộm gọi là methylene là căn nguyên tạo màu xanh lam ở nước tiểu. Các chứng rối loạn chuyển hóa trao đổi chất có thể làm cho nước tiểu có màu xanh lam. Indicanuria là một dạng bệnh làm cho cơ thể không thể hấp thụ amino acid tryptophan từ ruột. Vi khuẩn đường ruột phá vỡ tryptophan thành các dạng hóa chất được bài tiết trong nước tiểu, làm cho nước tiểu có màu xanh lam. Ở trẻ nhỏ, có một chứng rối loạn đôi khi gọi là “Hội chứng tã xanh lam”. Sự tăng canxi huyết, một chứng rối loạn di truyền trong đó lượng canxi bên trong cơ thể được nâng lên, cũng là căn nguyên gây nên “hội chứng tã xanh lam”.
Màu nâu hoặc đen
Việc ăn nhiều lô hội (nha đam) hay đậu Fava (còn gọi là đậu tằm) có thể khiến cho nước tiểu có màu nâu. Thuốc methyldopa (tên thương hiệu là Aldomet) làm tăng huyết áp, là căn nguyên khiến cho nước tiểu chuyển sang màu đen khi nó pha trộn với thuốc tẩy trong nhà vệ sinh. Loại kháng sinh metronidazole làm cho nước tiểu có màu đen. Một số bệnh về gan chẳng hạn như viêm gan và xơ gan cũng sản sinh ra nước tiểu có màu nâu đen và có thể khiến bạn mắc bệnh thận và sỏi thận.
Bệnh và màu sắc nước tiểu
Những người mắc bệnh porphyria có thể tạo ra nước tiểu có màu đỏ tím hay nâu đỏ. Căn bệnh này tiến triển khi cơ thể thiếu một enzyme cụ thể hay enzyme tham gia vào quá trình sản sinh ra heme - một chất có chứa phân tử hemoglobin sắt màu đỏ. Heme thuộc về một nhóm các hóa chất được biết đến dưới cái tên là porphyrin, thường thay đổi màu mạnh.
Màu vẩn đục
Nguyên nhân phổ biến cho nước tiểu vẩn đục là có sự hiện diện của các tinh thể photphat trong nước tiểu. Những tinh thể này có thể xuất hiện sau khi bạn ăn hay uống một lượng lớn thực phẩm có chứa photphat, chẳng hạn như sữa. Các tinh thể photphat sẽ biến mất nếu có một lượng nhỏ giấm được thêm vào nước tiểu. Đôi khi nước tiểu đục có thể là một dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hiện tượng này xảy ra khi các tế bào bạch cầu xuất hiện trong nước tiểu. Một chứng rối loạn được gọi là proteinuria có thể làm cho nước tiểu trở nên đục. Trong trường hợp này, chất đạm sẽ được sản sinh trong nước tiểu. Đôi lúc, proteinuria tạm thời biến mất và không cần điều trị, nhưng nó lại là chỉ báo của tổn thương thận và là dấu hiệu của một số căn bệnh như đái tháo đường và tăng huyết áp. Proteinuria có thể phát triển ở phụ nữ mang thai, những người đang bị chứng tiền sản giật.
Không màu
Nước tiểu có vẻ như thứ nước tinh khiết, không có màu vàng, có thể người đó quá đủ nước. Uống nước quá nhiều có thể gây nguy hiểm, khi mà nó có thể làm loãng các chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Một lượng lớn nước tiểu không màu có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo nhạt. Nước tiểu có màu có thể chỉ ra một vấn đề y học hay có thể là nguyên nhân của việc sử dụng một số dạng thức ăn, đồ uống, thuốc hay vitamin bao gồm các sắc tố hay chất nhuộm thêm vào. Chất nhuộm chẩn đoán được dùng trong các xét nghiệm và thuốc men y tế cũng tạo ra nước tiểu có màu. Đây là một ý hay để kiểm tra thông tin mô tả về thuốc hay cách điều trị bằng thuốc, vì thế bạn không phải ngạc nhiên bởi màu nước tiểu nếu một trong các thuốc có tác dụng phụ. Trừ phi việc thay đổi màu sắc nước tiểu có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng hoặc một cách điều trị y khoa và nó nhanh chóng biến mất một khi ngừng tiêu thụ thực phẩm hay điều trị, bác sĩ cũng nên đưa ra lời tư vấn đúng nếu xảy ra nước tiểu có màu sắc bất thường.
Theo Suckhoevadoisong

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.