Máy bay Yak-130 đã được Việt Nam chọn mua?

27/03/2017 10:00

Theo báo PK-KQ, gần như chắc chắn máy bay Yak-130 đã được Không quân Việt Nam lựa chọn làm máy bay huấn luyện thế hệ mới của mình.

Trong bài viết "Đổi mới chương trình, quy trình đào tạo phi công quân sự là cần thiết" đăng trên báo Phòng không - Không quân, Đại tá Nguyễn Tiến Học cho biết:

"Tuy nhiên, cái mới nhất của chương trình lần này là học viên không phải tốt nghiệp trên máy bay L-39 mà phải tốt nghiệp trên loại máy bay mới hơn. Theo dự kiến của Quân chủng và của Bộ Quốc phòng, máy bay Yak-130 là loại máy bay hiện đại, thế hệ 4 và nó tương thích với trang thiết bị của các loại máy bay Su-27, Su-30.

Do đó, nó rất thuận lợi cho việc phi công sau khi tốt nghiệp đào tạo tại Trường Sĩ quan Không quân về chuyển loại đào tạo tại đơn vị trên các loại máy bay Su-27, Su-30". Dù chưa khẳng định Việt Nam đã lựa chọn nhưng gần như chắc chắn Yak-130 đã giành được sự quan tâm đặc biệt của Không quân Việt Nam.

Dù là máy bay huấn luyện nhưng lượng vũ khí Yak-130 có thể mang theo cực ấn tượng.
Dù là máy bay huấn luyện nhưng lượng vũ khí Yak-130 có thể mang theo cực ấn tượng.

Trước đó, tại Triển lãm hàng không và hàng hải quốc tế (LIMA-2017), đoàn quân sự cấp cao Việt Nam đã có đã tham quan đến nơi trưng bày máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 của Nga. Đây là loại máy bay đã được truyền thông Nga và quốc tế đồn đoán rằng Việt Nam đang có kế hoạch mua về.

Nói về sự cần thiết của máy bay Yak-130 với Việt Nam, hãng thông tấn Sputnik vừa dẫn phân tích của Phó tiến sĩ khoa học quân sự Makar Aksenenko của Nga đã có những phân tích nói về sự cần thiết này. Gần đây tại Hà Nội cuộc hội thảo đã được tổ chức dành riêng cho việc này, trong đó đã công bố kế hoạch thành lập Trung tâm đào tạo phi công máy bay siêu âm.

Với phương tiện dành cho huấn luyện ban đầu, Việt Nam đang quan tâm đến máy bay huấn luyện tốc độ dưới âm hiện đại: Yak-130 của Nga và L-39NG của Cộng hòa Czech. Vậy Việt Nam nên lựa chọn máy bay loại nào: của Nga hay của Czech? Trong bình luận dành cho Sputnik, chuyên gia về máy bay chiến đấu, Phó tiến sĩ khoa học quân sự Makar Aksenenko bày tỏ ý kiến như sau:

"Có một thời gian, chính L-39 đã chắp cánh cho các phi công máy bay chiến đấu tương lai của Không quân Liên Xô, sau đó là lực lượng Không quân Nga, và của cả một loạt quốc gia khác nữa. Chiếc máy bay của Czech đã được sử dụng không chỉ như là cỗ máy huấn luyện, mà còn là một máy bay tấn công hạng nhẹ.

Tuy nhiên, thời gian tiến về phía trước, đã xuất hiện những kỹ thuật hàng không mới, thay đổi chương trình đào tạo phi công chiến đấu và chiến thuật bay. Chính vì vậy, các máy bay L-39, thậm chí các phiên bản của New Generation L-39NG cũng đã là của "ngày hôm qua".

Máy bay này có một động cơ, hệ thống điện tử hàng không không có sự tương thích chặt chẽ với hệ thống của các máy bay hiện đại như Su-30, Su-35, MiG-35. Điều này không cho phép sử dụng L-39 như một phương tiện chuyển tiếp đối với việc đào tạo các phi công máy bay chiến đấu.

Câu hỏi được đặt ra về tính khả thi của việc Việt nam sẽ thành lập trung tâm đào tạo dành cho các phi công siêu âm, điều khiển các phiên bản máy bay chiến đấu hiện đại "Su". Mục đích rõ ràng là các phi công chiến đấu trẻ cần phải được đào tạo tốt nhất khi biên chế vào các đơn vị chiến đấu, và có thể ngay lập tức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được đặt ra. Chuyên gia Nga Makar Aksenenko đánh giá:

"Tôi hiểu được sự quan tâm của các chuyên gia Việt Nam trong việc đào tạo nhân sự cho hàng không. Họ cần chiếc máy bay huấn luyện có các đặc tính càng giống càng tốt với các máy bay siêu âm phức tạp, mà các phi công trẻ của Không quân Việt Nam sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên đó. Tuy nhiên, trên chiếc máy bay Nga Yak-130 (tốc độ cận âm) vẫn có thể mô phỏng các đặc điểm tính năng, và đặc biệt là các "hành vi" trên "siêu âm".

Đây là những lợi thế của cỗ máy huấn luyện chiến đấu được chế tạo dựa trên cơ sở các yếu tố hiện đại! Khả năng của nó có đủ để đào tạo phi công bay ở tốc độ siêu âm. Hơn nữa là bay "siêu âm" - là chế độ chiến đấu chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng ngay cả trên máy bay tiêm kích hiện đại. Ngoài ra, cần phải tính đến… các yếu tố kinh tế: giảm thiểu chi phí",- chuyên gia Nga lưu ý.

Hiện nay, để đào tạo phi công, Không quân Việt Nam có hàng loạt máy bay huấn luyện chuyên dụng bao gồm L-39 - máy bay huấn luyện đa tính năng được phát triển tại Cộng hòa Czech. Ngoài máy bay L39, trong vai trò là máy bay huấn luyện, hiện Việt Nam còn có máy bay Yak-52.

Clip máy bay Yak-130 phô diễn khả năng đặc biệt:

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Máy bay Yak-130 đã được Việt Nam chọn mua?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO