Món ăn thuốc quý từ đông trùng hạ thảo

Theo Đông y, đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ôn; vào phế thận, có tác dụng làm giãn cơ trơn khí quản, kích thích hưng phấn thần kinh, làm tăng khả năng đề kháng miễn dịch, tăng bạch cầu, bổ phế thận, trị suyễn khái, tráng dương khí. 

Dùng cho các trường hợp viêm phổi, viêm khí phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi. Chữa các triệu chứng ho, ho ra máu, vã mồ hôi trộm; đau lưng mỏi gối, di tinh liệt dương, thần kinh suy nhược (thận dương hư); các trường hợp sau xạ trị hóa trị thiếu máu giảm hồng cầu... Hằng ngày có thể dùng 3 - 10g, dưới dạng nấu hầm, ngâm, sắc.

 Đông trùng hạ thảo ngâm rượu chữa mất ngủ.

Cách dùng đông trùng hạ thảo làm thuốc

Trị liệt dương, di tinh, hoạt tinh: đông trùng hạ thảo 6g, dâm dương hoắc 8g, ba kích 12g, hà thủ ô 12g. Đông trùng hạ thảo tán bột. Các vị khác sắc và cô lại còn 300ml; hòa bột đông trùng chia uống ngày 2 - 3 lần.

Chữa người già suy nhược, viêm phế quản mạn tính, ho hen lâu ngày: đông trùng hạ thảo 6g, khoản đông hoa 6g, tang bạch bì 8g, cam thảo 3g, tiểu hồi 3g. Đông trùng hạ thảo tán bột để riêng. Các vị khác sắc với 700ml nước và cô lại còn 200ml; hòa bột đông trùng vào và chia uống 3 lần trong ngày.

Món ăn - bài thuốc có đông trùng hạ thảo

Thịt gà hầm trùng thảo (hoặc thịt bò thịt heo): trùng thảo 10g, thịt nạc (gà, heo hoặc bò) 100g. Thịt thái lát, cho trùng thảo vào, ninh nhừ, thêm gia vị. Chia ăn 1 - 2 lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp thiếu máu, liệt dương, di tinh.

Chim cút hầm trùng thảo: chim cút 8 con, trùng thảo 8g. Chim làm sạch, ngâm qua trong nước sôi 1 phút, vớt ra để nguội. Trùng thảo chia 8 phần, cho trong bụng chim cút, dùng chỉ khâu lại, đặt chim cút vào nồi có nước luộc gà, muối tiêu, gia vị, đậy vung thật kín, đun nhỏ lửa, ninh trong 40 phút là được. Dùng cho các trường hợp ho suyễn khó thở, đau lưng mỏi gối.

Rượu trùng thảo: trùng thảo 15 - 30g, rượu trắng 40 độ 500ml. Ngâm trong 7 ngày. Mỗi bữa ăn uống 10 - 20ml. Ngày 2 - 3 lần. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, mất ngủ sau bệnh nặng kéo dài ngày.

Vịt hầm trùng thảo: Trùng thảo 5 - 10 con; vịt 1 con. Vịt làm sạch, rạch vùng cổ vịt cho trùng thảo vào, dùng chỉ khâu lại, cho gia vị vừa ăn, chút rượu, dấm, ninh chín nhừ. Dùng cho các trường hợp suy nhược sau các bệnh dài ngày, hen suyễn.

Gà hầm sơn dược trùng thảo: thịt gà 100g, sơn dược 15g, trùng thảo 15g. Thêm nước nấu nhừ, cho gia vị vừa ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi, hen suyễn, suy nhược cơ thể.

Óc lợn hầm trùng thảo: trùng thảo 3g, óc lợn 1 cái. Cho vào nồi đun cách thủy thêm ít nước, gia vị và đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Chia ăn 2 lần trong ngày khi đói. Dùng cho các trường hợp động kinh, suy nhược thần kinh.

Kiêng kỵ: Người đang có ngoại cảm biểu chứng cần thận trọng.
Theo tintuconline - PC

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.