Một đời cho cõi thiêng Đồng Lộc

14/01/2013 18:25

Nhiều năm trước đây đến bây giờ, mỗi lần du khách về tri ân, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ TNXP tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, ai cũng đều biết Đặng Thị Yến, người cán bộ tận tụy, vui vẻ, nhiệt tình và dễ mến đã có công đầu viết thuyết minh cũng như sưu tầm hiện vật cho một khu di tích bề thế mang đủ đặc thù TNXP. Mọi người quý trọng, đã suy tôn chị là “Người con gái thứ 11 của Ngã ba Đồng Lộc”…Miệt mài góp nhặt hiện vật

(Baonghean) Nhiều năm trước đây đến bây giờ, mỗi lần du khách về tri ân, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ TNXP tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, ai cũng đều biết Đặng Thị Yến, người cán bộ tận tụy, vui vẻ, nhiệt tình và dễ mến đã có công đầu viết thuyết minh cũng như sưu tầm hiện vật cho một khu di tích bề thế mang đủ đặc thù TNXP. Mọi người quý trọng, đã suy tôn chị là “Người con gái thứ 11 của Ngã ba Đồng Lộc”…

Miệt mài góp nhặt hiện vật


Đặng Thị Yến sinh ra và lớn lên bên tả ngạn sông Lam thơ mộng, là con gái thứ ba của liệt sỹ Đặng Loan, nguyên Tổng Biên tập báo Miền Tây Nghệ An. Năm 1977, tốt nghiệp ngành Bảo tàng, Yến về công tác tại phòng Văn hoá, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chuyên trách bảo tàng. Mới ra trường tập sự, xe đạp chưa có, hàng ngày Yến phải cuốc bộ xuống các xã điều tra thu thập tư liệu và sưu tầm hiện vật các di tích chưa được xếp hạng.

Trước khi về nhận nhiệm vụ mới, ở Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, Đặng Thị Yến đã có 20 năm (1978-1998) sưu tầm tích luỹ vốn liếng đáng nể. Hết lặn lội lên đỉnh núi Hồng với chùa Hương Tích, lại xuống vùng hạ Can Lộc tìm hiểu sưu tầm về dòng họ Đặng Tất, Đặng Dung, di tích Nguyễn Văn Giai (Hậu Lộc); di tích Phan Kính (Song Lộc); di tích Nguyễn Huy Tự (Trường Lộc); di tích Nguyễn Thiếp (Kim Lộc); di tích Ngô Phúc Vạn (Đại Lộc) và nhiều di tích kháng chiến cấp xã như đền Đỉnh Lự (Tân Lộc); miếu Biên Sơn (Hồng Lộc); ngã ba Nghèn…Kết quả trong tổng số 42 khu di tích quốc gia toàn tỉnh thì huyện Can Lộc đã chiếm 12. Riêng Ngã ba Đồng Lộc đã nằm trong dự tính của Yến từ năm 1978. Yến chưa hình dung ra việc sưu tập tư liệu về để làm gì, nhưng cứ nghĩ chắc chắn sẽ đến lúc cần. Cái “vốn” từ sự lo xa ban đầu đó đã giúp Yến phục chế, sưu tầm, xây dựng Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc mau chóng, thuận tiện. Với chức danh phó ban, đồng thời là người có thâm niên chuyên môn bảo tàng, nên Yến thông thạo công việc từng bước từng bước. Bước đầu tiên của Ban quản lý do Yến phụ trách là sưu tầm sách vở, tài liệu, tư liệu về Ngã ba Đồng Lộc và tư liệu TNXP toàn quốc, từ đó xây dựng một đề cương công tác,… khoanh vùng khu vực, liệt kê công việc để đỡ tốn công đi lại trùng lặp và tốn kém kinh phí không đáng có. Đặng Thị Yến đã tham mưu cho Tỉnh Đoàn trình lên Trung ương Đoàn kế hoạch xây dựng khu di tích theo từng bước, từ xây dựng Tượng đài, Khu tưởng niệm đến Khu bảo tồn hiện vật, hình ảnh… đến việc di dời qui tập mộ 10 nữ anh hùng liệt sỹ TNXP Tiểu đội 4-C552-N55-P18 về ngay nơi các cô hy sinh tại khu di tích. Một núi công việc đang chờ đợi ban quản lý, trong khi đó Ngã ba Đồng Lộc sau gần 30 năm chiến tranh qua đi, thời gian gần như xoá hết dấu tích khốc liệt của cuộc chiến.

Ngã ba Đồng Lộc những năm đầu mới thành lập Khu di tích TNXP gần như còn đồi sim mưa mọc cỏ dại. Vùng trọng điểm cần phục chế bảo tồn lại là vùng đồng ruộng dân đã san bằng hố bom để cày bừa canh tác. Ngã ba Đồng Lộc những năm 68 chỉ còn lại trong những thước phim, tấm ảnh được lưu lại cùng những ký ức kẻ nhớ người quên của nhân chứng lịch sử còn sống.

Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại là cả một pho sử vàng chiến đấu của 22 đơn vị, tập thể, với 16 nghìn người trực tiếp tham gia. Riêng lực lượng trực tiếp hàng ngày tại Ngã ba Đồng Lộc ngày ấy, cũng đến 3 nghìn nhân chứng lịch sử. Nhưng, sau chiến tranh, hàng chục đơn vị TNXP đã giải thể. Từ các đồng chí trong ban chỉ huy đến chiến sỹ đã trở về đời thường trên mọi miền Tổ quốc, chưa kể họ đã qua đời vì vết thương, bệnh tật... Các đơn vị khác tuy còn phiên hiệu nhưng nhân chứng cũng đã về hưu hoặc đã mất. Đặng Thị Yến đã làm một cuộc hành trình “đơn thân độc mã” ngược dòng lịch sử từ Nam ra Bắc để gặp người trong cuộc để điều tra sưu tầm tư liệu vừa sưu tầm hiện vật có liên quan đến địa bàn Đồng Lộc và TNXP. Trong lúc liệt kê lại tên tuổi các đơn vị cần trực tiếp tìm hiểu Đặng Thị Yến đã nhận thấy: những địa chỉ ở xa đều là lực lượng bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, còn những đơn vị tập thể trực tiếp đảm bảo giao thông hàng ngày lại là những đơn vị TNXP, giao thông nội tỉnh.



Đặng Thị Yến với hiện vật của TNXP Ngã ba Đồng Lộc do mình sưu tầm được.

Từ đó, Đặng Thị Yến đã đi gặp gỡ, xác minh những tập thể, cá nhân ở gần như “vua phá bom” Vương Đình Nhỏ, La Thị Tám, Uông Xuân Lý, Nguyễn Trí Ân, Nguyễn Tiến Tuẫn, rồi đến gia đình 10 nữ liệt sỹ TNXP C552-N55-P18. Gặp gỡ các đại đội trưởng TNXP như Nguyễn Thế Linh, kỹ sư Nguyễn Thanh Bính (tức nhà thơ Yến Thanh)… Thông qua ý kiến của họ để xây dựng những chương trình gặp gỡ từ xa trong Nam ngoài Bắc. Đặc biệt là những chuyến đi dài ngày tìm đến những địa chỉ TNXP các tỉnh trong Nam ngoài Bắc để thu thập về lực lượng TNXP toàn quốc.

Ở các tỉnh phía Bắc, Yến đã lên tận Thái Nguyên để gặp lữ đoàn 210 (tiền thân của Trung đoàn Phái cao xạ 210), về Hà Nội gặp Đại tá tham mưu trưởng Trần Bút, người trực tiếp chỉ huy Trung đoàn chiến đấu ở Đồng Lộc năm 1968. Rồi xuống tận Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hoá gặp gỡ nhân chứng lịch sử. Tiếp đó lại lên Bắc Cạn tìm Đại đội Q1 TNXP, lên Tuyên Quang ra Vĩnh Phúc, Ninh Bình vào Quảng Bình tìm hiểu hang 8 cô, đường 20, đường Quyết Thắng. Ra Nghệ An, tìm hiểu về 13 liệt sỹ Truông Bồn… Những chuyến đi đó đã mang lại cho Yến thêm nhiều tư liệu sống và hiện vật đáng quý cho Khu di tích TNXP toàn quốc.

Vì cõi thiêng Đồng Lộc

Để mở rộng tư liệu, hiện vật cho Khu di tích TNXP toàn quốc, Đặng Thị Yến “thân gái dặm trường” đã đi 20 tỉnh có TNXP giải phóng miền Nam. Gặp gỡ từ bác Trần Mảnh (tức Hải Văn), nguyên Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP miền Nam để tìm hiểu và được bác Mảnh tận tình giúp đỡ đưa đến từng nhân chứng lịch sử. Trong đó có chị Giáp Thị Thanh Tiến ở Bến Tre, ở Trung đoàn Bình Giã, Sư đoàn Q. Chị Tiến đã cùng mấy người đồng đội nhảy xuống suối ngâm mình dưới nước “làm cầu người” cho thương binh đi qua vai, qua người. Tiếp đến, xuống Bà Rịa - Vũng Tàu gặp anh Ba Lèo (tức Bùi Thế Ba) để sưu tầm hơn 30 hiện vật.

Từ năm 1998 lại nay, Ngã ba Đồng Lộc trở thành “Địa chỉ đỏ” của TNXP toàn quốc, nơi để nhân dân cả nước về dâng hương, dâng hoa tưởng niệm liệt sỹ TNXP. Đồng thời, Khu di tích TNXP Ngã ba Đồng Lộc cũng là nơi để các cựu TNXP gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Ban quản lý khu di tích, trong đó có Yến làm cầu nối những đợt tri ân người có công với nước và những chương trình giao lưu nghệ thuật được truyền hình trực tiếp: “Huyền thoại Đồng Lộc”, “Cõi thiêng Đồng Lộc”… để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhân dân cả nước đối với những cống hiến hy sinh của TNXP.

Từ đây, nhiều nhà tài trợ giúp đỡ các cựu TNXP có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bệnh tật bằng vật chất và tinh thần, đồng thời xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ an ủi các gia đình của 10 nữ TNXP đã anh dũng hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc chiều ngày 24/7/1968. Sau 14 năm xây dựng và trưởng thành, từ qui mô 23,5 ha được duyệt năm 1998, đến nay Khu di tích TNXP toàn quốc Ngã ba Đồng Lộc đã được duyệt mở rộng thành 110 ha. Từ tượng đài đến tháp chuông, nhà khách, nhà làm việc đã được xây dựng khang trang. Khu di tích đến khu bảo tồn hiện vật chiến tranh và TNXP đã được quy hoạch bề thế. Đó là công lao của cả nước, cả tỉnh Hà Tĩnh xây đắp, tôn tạo.

Chị Yến nhớ lại những ngày bình thường sinh hoạt ăn ở gần 40 nhân viên cán bộ trong bản, cả nhân viên hợp đồng đều ở vào hai gian nhà cấp 4. Chị Yến vừa là phó ban vừa chủ tịch công đoàn, lòng thương anh chị em quanh năm lúc nào cũng có khách không hẹn trước, mật độ ngày nghỉ, ngày lễ lại tăng gấp hàng chục lần ngày thường. Cũng chừng ấy con người phải lễ tân đưa đón. Trong khi đó đồng lương rất thấp, nơi ăn chốn ở tuyềnh toàng, thời gian phục vụ không có ngày nghỉ. Là chủ tịch công đoàn, chị Yến đã đề xuất với ban lãnh đạo Khu di tích cho mở dịch vụ bán hương hoa quà lưu niệm cho du khách để tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Sáng kiến đó vừa mang ý nghĩa phục vụ, vừa tăng thu nhập bình quân cho mỗi cán bộ công nhân viên chức hàng tháng từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng. Chị Yến nhớ lại, có lần một vị du khách đã để quên ví tiền và tài sản tương đương 350 triệu đồng, chị Yến đã tự tìm trả lại tận tay du khách đó. Du khách ấy hết lòng cảm ơn và coi chị Yến như người thân thiết, thường xuyên đến nay vẫn liên lạc. Năm 2010, sau 34 năm công tác cho ngành Bảo tàng, đặc biệt là 12 năm kề vai sát cánh xây dựng Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, chị Yến được nghỉ hưu theo chế độ. Tuy nghỉ, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh vẫn ký hợp đồng với Đặng Thị Yến tiếp tục phụ trách khâu bảo tàng cho khu di tích. Chỉ khác nhau ở cương vị chỉ huy, còn công việc hàng ngày của chị Yến vẫn như trước...

Được biết, năm 1993, lúc đó ông Hồ Đức Việt đang giữ chức vụ Bí thư Thứ nhất T.Ư đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong lần đi dâng hương ở Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn đã chạnh lòng nghĩ đến hàng vạn liệt sỹ TNXP chưa có nơi hương khói. Ngay lúc đó, ông đã bật ra ý tưởng thành lập Khu di tích TNXP và đem ý tưởng đó trao đổi với ông Phan Diễn, Bộ trưởng Bộ LĐ


Minh Thư

Mới nhất
x
Một đời cho cõi thiêng Đồng Lộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO