Một người tử vong do ăn côn trùng

Sau khi ăn sâu Ban miêu, hai người ở xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, bị ngộ độc, một người tử vong hôm 21/8.

Ngày 29/8, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ ngộ độc do sử dụng côn trùng làm thức ăn, sau cái chết của nạn nhân ngộ độc sâu Ban miêu tại Lào Cai. Trước đó, hồi tháng 1, 12 người ở xã Yên Hòa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, bị ngộ độc do ăn bọ xít lửa. Năm 2015, có 5 người xã Chiềng Xôm, Sơn La, bị ngộ độc sau khi ăn bọ xít rang, trong đó 3 người phải nhập viện.

canh-bao-ngo-doc-do-an-con-trung

Côn trùng đang trở thành món ăn đặc sản với nhiều người. Ảnh minh họa: N.P. 

Nguyên nhân các vụ ngộ độc trên là do ăn côn trùng đã chết sinh ra độc tố; côn trùng bị nhiễm nấm độc; côn trùng chứa nhựa cây độc như cây cọc rào, cây cỏ lào, thầu dầu tía… hoặc các chất tiết có độc tố không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến. Côn trùng có nhiều protein lạ cũng có thể gây ra dị ứng với người có cơ địa mẫn cảm.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Việt Nam cũng như thế giới, thói quen sử dụng côn trùng làm thức ăn có từ lâu, phổ biến có cào cào, châu chấu, nhộng tằm, dế, ong, mối, nhộng ve sầu… Chúng được chế biến thành những món ăn đặc sản như bọ cạp chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh… Tuy nhiên, việc sử dụng côn trùng để chế biến thành thức ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bị ngộ độc do ăn côn trùng thường có các biểu hiện buồn nôn, nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, kích thích vật vã, khó thở, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân... Ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng nhiều hay ít, nhẹ hay nặng tùy theo độc tố trong côn trùng, tổng lượng đã ăn và cơ địa người ăn.

Hiện nay chưa có các nghiên cứu sâu, đầy đủ về tính an toàn của côn trùng trong chế biến thực phẩm. Vì thế, Cục khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên. Nếu muốn ăn thì nên lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống. Người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn. Khi có các biểu hiện ngộ độc, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

 Theo VNE

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.