Mùa biển ấm
(Baonghean.vn) - Đầu năm, nghe tin "Ngư dân Quỳnh Lưu đang trúng lớn, nhiều thuyền lãi ròng một chuyến được 300 - 400 triệu đồng" sao thấy vui lạ; tự nhủ với lòng về với biển ngay...
Vào thời điểm này năm trước, xăng dầu và các mặt hàng khác tăng giá quá cao đã khiến cho nhiều ngư dân không dám đi biển vì sợ thua lỗ, chỉ còn một số thuyền gượng ra khơi "cầm canh". Nhiều người đã phải rao bán thuyền và ngư cụ mặc dù không đành lòng bỏ nghề. Khi ấy, nhiều vùng đánh bắt hải sản như chìm vào ngủđông, trong Lạch Quèn hàng trăm con thuyền gà gật, mệt mỏi nằm phơi khắc khoải...
Thuyền neo bến, dọn sửa lại ngư cụ chuẩn bị ra khơi.
Thế mà về tới đoạn cuối con sông Mai Giang dịp này đã thấy một cảng cá Lạch Quèn sôi động với những thuyền nhỏ, thuyền to đầy ắp cá liên tục cập bến. Bên bờ nam lạch thuộc xã Quỳnh Thuận tiếng nói, tiếng cười của những thuyền viên, người thu mua đã rộn rã vang vang.
Trên cầu cảng, giữa đoàn người chuyền tay nhau từng khay cá, khay mực từ khoang thuyền lên xe đông lạnh là vợ ôm lấy chồng vừa trở về sau gần 10 ngày xa cách, là cái bắt tay chúc mừng chuyến đánh bắt bội thu; người ở nhà hỏi người vừa đi về vùng, hướng đi của đàn cá, người vừa về hỏi biến động giá cả cá, mực, ghẹ, tôm... Bờ nam reo vui thuyền này, thuyền kia trúng đậm 25, 20 tấn cá thì bên bờ bắc lạch thuộc xã Tiến Thủy, hàng ngàn người dân cũng hối hả khiêng đá, bơm dầu, dựng buồm, lấy thực phẩm, nước sạch, dọn sửa lại ngư cụ cho những thuyền chuẩn bị ra khơi.
Ghé thăm thuyền NA 90289 - TS giữa lúc cả thủy thủ lẫn chủ thuyền 10 người đang ngồi đánh vật giữa khoang, tỷ mỉ tẩn mẩn ngồi vá từng mắt lưới nhỏ nhưđầu ngón tay. Chủ thuyền Nguyễn Công Lưu, trạc tuổi tứ tuần có dáng người thấp đậm, thô ráp, đặc trưng của đàn ông vùng biển cười hiền cho hay: "Lưới có mắt nhỏ này dùng đểđánh cá Trọng - cá cơm biển, biển năm ni cá trọng rất nhiều, mỗi chuyến đi 1 tuần, thuyền ít nhất cũng được hơn 10 tấn; giá cá trọng bình quân từ 10.000 -15.000 đồng/kg, trừ chi phí khoảng 40 triệu đồng thì mỗi thuyền cũng được hơn 100 triệu đồng. Chuyến vừa rồi thuyền anh may mắn trúng đàn cá lớn, tổng thu được hơn 400 triệu đồng...".
Mắt anh Lưu lấp lánh: "Tính ra 7 tháng ni, mỗi anh em đi thuyền tui cũng được gần 150 triệu đồng. Hy vọng ra năm gặp may nhưđợt này, thuận buồm xuôi gió thì đến tháng 5 sẽ trả hết nợ ngân hàng". Con thuyền dài 22,5 m, lưới 4 sào, công suất 500 CV này, Lưu đóng hết 2,8 tỷđồng và đưa vào sử dụng từ tháng 5/2011.
Trong đó có 500 triệu đồng được các cấp chính quyền, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tạo điều kiện cho vay lãi suất thấp sau khi xem xét dự án mà anh lập, số còn lại là gom góp hùn vốn với nhau. Anh Nguyễn Công Lưu tâm sự: "Qua cơn bĩ cực sẽđến hồi thái lai thôi. Tuy nói nghềđánh bắt dựa nhiều may mắn nhưng xét đến cùng, nghèo đói là do mình có chịu lao động, động não hay không?- Huống hồ mình còn nhận được nhiều sự hỗ trợ, động viên của các cấp chính quyền Trung ương, địa phương nữa. Nhà nước mình không nỡđể ngư dân tự bơi đâu, chú ạ".
Dừng tay, như chứng minh lời nói của mình, Lưu chỉ cho xem một số con tàu đang đóng dở mới, một sốđang quá trình hoàn thiện ngay tại Lạch Quèn này, kia là cái của ông Hùng xã Sơn Hải, cái này là của ông Hải xã Quỳnh Long được ngân hàng cho vay một nửa đểđóng. Thêm số này là ở Lạch Quèn có trên 700 chiếc cùng loại lớn như thuyền của anh. Và cũng theo anh Lưu - "bão giá" cũng khốc liệt không kém gì bão biển.
Đểđóng được thuyền cùng cỡ như chiếc NA 90289 - TS, năm 2012 này phải tốn khoảng 4 tỷđồng. Khai thác thủy sản đòi hỏi suất đầu tư cao là thế, người ngư dân ở Quỳnh Lưu hiện đã biết liên kết với nhau, sẻ chia để phát triển...
Đang dở câu chuyện đánh bắt trên biển thì chủ thuyền có khách. Đó là ông Cao Tuấn, ở xã Sơn Hải, chủ thuyền NA 95445 TS. Thuyền của ông gần 1 năm nay đã không còn dùng đểđánh bắt nữa mà trở thành thuyền dịch vụ. Thuyền chuyên chở các loại nhu yếu phẩm, xăng dầu, đá lạnh... đi trên biển, cung cấp cho các tàu đánh cá dài ngày trên biển, đổi lấy hải sản đem vềđất liền.
Tàu, thuyền nào có nhu cầu thì thông qua máy bộđàm thông tin tầm xa Icom 718, máy tầm ngắn yêu cầu liên lạc, bằng hệ thống định vị thuyền ông đưa hàng đến. Vùng biển hoạt động từđảo Bạch Long Vĩ cho đến đảo Cồn Cỏ, từ khoảng cách 130 hải lý vào bờ. Ông Tuấn cho hay: Việc ra đời loại thuyền dịch vụ thế này đảm bảo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Tàu, thuyền đánh cá có nhiều thời gian hoạt động đánh bắt hơn, đồng thời giảm những chi phí sản xuất thông thường, di chuyển không cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ngày mai, thuyền của anh Lưu lại ra khơi, thêm một chuyến trước khi vềăn Tết Âm lịch. Bày tỏ lấy làm tiếc không thểđi cùng thì được anh Lưu giới thiệu sang một thuyền bạn nhỏ hơn. Đó là thuyền bóng ốc của gia đình ông Bùi Văn Mẫn, xã Quỳnh Thuận chuyên nghề lưới ghẹ, cá vướng và câu mực, đánh cách bờ chừng 5 hải lý, tối đi sáng về. Con thuyền có công suất 12 CV gồm 3 người - cha con ông Mẫn và tôi lặng lẽ rời lạch ra biển khi bóng đêm đã giăng kín mặt biển.
Biển đêm lạnh, gió lùa lất phất đôi hạt mưa rét mướt. Thuyền nhồi lắc theo từng nhịp sóng. Áng đã chạy được khoảng gần 2 giờđồng hồ thì ông Mẫn quyết định buông neo ở một vùng biển lặng sóng, thả tấm lưới dài gắn phao xuống biển. Lưới sâu xuống tận đáy biển 15 mét. Những chiếc đèn xung quanh thuyền có công suất lớn được bật lên chiếu xuống mặt biển. "Dùng đèn để thu hút mực, cá, ghẹ anh ạ!", Hải - con trai đầu ông Mẫn chừng hăm lăm cười để lộ hàm răng trắng lấp lóa giải thích. Chỉ chừng dăm phút, cá nhỏ, cá to và nhiều sinh vật biển đã bị ánh đèn huyền ảo thu hút. Được chừng tiếng đồng hồ, lưới lại được kéo lên, ông Mẫn và con trai nhanh chóng gỡ vài con ghẹ, cá mắc lưới xếp vào chiếc thùng nhựa chuẩn bị sΩn và chuyển xuống khoang chứa. Lưới lại được thả xuống...
Sóng sánh, lắc lư, bên đĩa cá hấp nghi ngút khói, cạn ly rượu đầy, ông Mẫn nhìn về biển đêm mịt mùng, giọng trầm đều: Nghề biển cực lắm. Sóng yên biển lặng còn đỡ chứ gặp thời tiết xấu đành phải ở nhà, gặp tố lốc có khi một đi mà chẳng trở về. Thuyền ông một tháng đi tầm 10- 15 đêm, đi thuyền như ông thế này thì chẳng mấy khi sợ lỗ (trừ khi bị vướng thuyền dã cào, vướng vào mất lưới) nhưng cũng chẳng kiếm được nhiều; mỗi đêm trừ chi phí ra cũng chỉđược chừng 300 - 500 nghìn đồng.
Đợt này trời yên, biển ấm, ghẹ vướng nhiều nên mỗi đêm 2 cha con ông cũng kiếm được chừng trên dưới 1 triệu đồng. Cạn thêm chén rượu, người đàn ông gắn với biển hơn nửa đời người này cho hay: Con thuyền cũ làm phương tiện mưu sinh này giờ bán cũng được trên 60 triệu đồng. Hy vọng những ngày giáp tết này, hai bố con kiếm được nhiều nhiều, trước là để chi tiêu trong tết, sau là để ra năm Hải - có tiền làm chi phí đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Nghề biển giờ phải làm ăn lớn, làm ăn nhỏ như thuyền ông và khoảng 300 thuyền khác trong Lạch Quèn này chẳng được là bao; mà làm nghề khai thác hải sản giờ cũng phải có kiến thức, khoa học, không chỉ dựa vào kinh nghiệm mãi được.
Năm nay, ông cho cậu con trai thứ 2 thi vào Đại học Thủy sản, hy vọng sau này đời con khá hơn đời cha, khai thác và bảo vệ tốt hơn nguồn lợi biển của nước mình. Ông Mẫn tâm sự: "Cần phải thay đổi tư duy làm nghề biển thôi, anh ạ! Ngư dân là một lực lượng không thể thiếu trong việc khai thác biển và cũng không thể thiếu trong việc góp phần dân sự hóa hoạt động của người Việt
Tỉnh giấc sau một đêm dài trên biển đã nghe trên bờ lao xao tiếng người dân đón cá. Một vài thuyền bạn cũng đã cập bến. Hình như cái lạnh cuối đông ở Lạch Quèn nhưđã được xua tan bởi mùi tanh nồng của vô vàn sản vật của lòng đại dương hào phóng, vị mặn mòi tươi mới ấm lành theo thuyền ùa về từ những vùng trời, vùng đất, vùng biển đầu tiên của Tổ quốc vào Xuân.
Thành Chung