Muôn nẻo mưu sinh sau lũ

(Baonghean.vn) - Mùa lũ về, nhấn chìm ruộng đồng, nhà cửa, rau màu trong nước bạc, nhưng mùa lũ cũng là thời điểm mà người dân vùng ngập mưu sinh với đủ các nghề khác nhau.
Trời nắng chang chang, cánh đồng lúa của xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương lắp xắp nước. Lũ rút, để lại trên cánh đồng một màu bạc phếch, cây cỏ chết héo rũ. Giữa đồng, những người dân của các xã  Thanh Lương, Thanh Khai đang kéo nhau đi nhủi cua mùa lũ. Vừa vác chiếc nhủi tự làm bằng giá gỗ và lưới sắt mắt cáo xuống ruộng để cào cua, bác Nguyễn Duy Thanh, ở xóm chùa xã Thanh Lương cười lớn, cho biết, đây là nghề phụ của người dân các xã trong vùng. Là khu vực thấp trũng, hầu như năm nào cánh đồng lúa của các xã ven sông Lam của huyện Thanh Chương như Thanh Khai, Thanh Yên, Thanh Lương, Xuân Tường đều ngập chìm trong nước. Bà con không thể sản xuất vụ Đông như những vùng khác. 
Người dân xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương dầm mình trong nước để nhủi cua
Người dân xã Thanh Lương -Thanh Chương dầm mình trong nước để nhủi cua
Mùa lũ, cũng là mùa của các loại tôm, cá, ốc sinh sôi, nảy nở. Vì thế, tranh thủ khi nước rút, người dân trong vùng lại cùng nhau ra đồng nhủi cua, bắt tép, câu lươn. “Mùa nước lũ lên, cua bò vào ruộng sinh sản, thức ăn nhiều nên cua lớn rất nhanh. Khi lũ rút cũng là lúc người dân tranh thủ xuống đồng để bắt cua. Mấy năm nay, giá cua đồng tăng chóng mặt, nay mỗi kg cua 30 ngàn đồng. Âu cũng là lộc trời ban!”, bác Thanh tâm sự.
Trong xóm của bác Thanh, hầu như nhà nào cũng sắm cho mình một cái nhủi để bắt cua. Đó là một dụng cụ đơn giản hình tam giác, được đóng bằng 3 thanh gỗ và một tấm lưới. Khi mang nhủi ra ruộng cào đi cào lại, cua sẽ mắc vào lưới mắt cáo và không thể chui ra. Để nhủi được cua phải có hai người, một đứng trên bờ, một ở dưới ruộng. Người đứng trên bờ có nhiệm vụ nhặt cua, cho vào xô hoặc bao tải. Nếu như trước đây, việc bắt cua mùa lũ là việc của trẻ nhỏ, tranh thủ vừa đi chăn trâu vừa kiếm cua thì mấy năm gần đây, nó đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân vào mùa lũ. 
Để bắt được cua, mỗi gia đình phải có 2 người thay nhau, lúc đứng trên bờ, lúc lội bộ dưới ruộng
Để bắt được cua, mỗi gia đình phải có 2 người thay nhau, lúc đứng trên bờ, lúc lội bộ dưới ruộng
“Ban ngày đi nhủi cua, ban đêm chúng tôi còn mang dụng cụ đi bẫy cua, câu cua bằng cách cắm chiếc que có bôi thức ăn và nhựa lên bờ ruộng, ban đêm cua sẽ leo lên và dính bẫy. Cua đồng bắt xong có người đến mua tận nhà, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu”, chị Nguyễn Thị Sen vừa chăm chú dõi theo bước đi của chồng dưới ruộng vừa trò chuyện và cho biết, trung bình mỗi ngày bắt cua, hai vợ chồng chị cũng kiếm được từ 200 – 300 ngàn đồng. 
Mỗi kg cua đồng hiện nay có giá 30 ngàn đồng, cua bắt được đến đâu, thương lái mua hết đến đó
Mỗi kg cua đồng hiện nay có giá 30 ngàn đồng, cua bắt được đến đâu, thương lái mua hết đến đó
Số tiền ấy quả thực là rất lớn với những gia đình nông dân, lại đang trong mùa nước lũ nhưng để kiếm được cũng không phải là chuyện dễ dàng. Cua ngày càng ít, người đi nhủi ngày càng nhiều trong khi để bắt được 1 yến cua, hai vợ chồng chị Sen phải thay nhau dầm mình trong nước cả ngày, đi bộ rã cả chân. Nhiều hôm đen đủi, cua không vào nhủi thì coi như phải chịu cảnh về không.
Những ngày qua, khi nước lũ rút, người dân vùng xóm 5, 6 của xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai vừa tranh thủ phơi phong đồ đạc, thóc lúa, vừa cố gắng chạy ra sông Mai Giang kiếm thêm con tôm, con tép. “Nước lũ về nhanh quá, trở tay không kịp, mấy ngày rồi sống nhờ mì tôm nên nước rút, tôi chèo thuyền ra sông thả lưới kiếm ít cá vặt về ăn. Nhưng nước lũ to quá, cá chắc cũng bị trôi hết rồi”, anh Nguyễn Hữu Hoàng tâm sự. Trong khi anh Hoàng chèo thuyền đi thả lưới thì một số người khác cũng tranh thủ đi bẫy con nha (hình dạng giống con cua, sống ở ven bờ sông Hoàng Mai) để cải thiện bữa ăn, hôm nhiều thì mang ra chợ bán. 
Nhiều người dân tranh thủ mang dụng cụ ra sông thả câu.
Nhiều người dân tranh thủ mang dụng cụ ra sông thả câu.
Trong khi đó, người dân vùng ven cửa biển như Quỳnh Phương, Quỳnh Dị, Quỳnh Lập lại tranh thủ lúc nước vừa rút để ra vùng cửa Lạch Quèn vớt vát những gì còn sót lại sau cơn lũ. Quỳnh Dị là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất của thị xã Hoàng Mai, toàn bộ gần 63ha đầm tôm vụ hai đến ngày thu hoạch của bà con đều bị trôi ra sông, ra biển, nhà nhiều mất vài tỷ đồng, nhà ít cũng dăm trăm triệu đồng. Khi nước vừa rút xuống cửa lạch Quèn, bà con không ai bảo ai, cùng nhau mang lưới, chài, lồng bát quái ra sông để mong gỡ gạc, vớt vát lại phần nào số lượng tôm, cá đã bị cuốn trôi. 
Ông Hồ Hữu Thọ, cán bộ văn phòng phường Quỳnh Dị cho biết, người dân trong phường đang khóc vì tôm. “Trước khi lũ về, có nhà đã bán tôm non được 700 triệu đồng, bà con mừng thầm vì năm nay tôm được mùa, lại được cả giá đang định tháo đầm để bán thì nước lũ ập tới. Nhiều chủ đầm tôm không biết kêu ai đành chạy lên trụ sở phường ngồi khóc, một số người cho con cái ra sông đánh lưới như để tìm kiếm”, ông Thọ tâm sự.
Người dân xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên đi đánh cá mùa nước lũ.
Người dân xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên đi đánh cá mùa nước lũ.
Những ngày này, khi nước lũ đã rút, trên khắp các cánh đồng xứ Nghệ, đâu đâu cũng nhìn thấy cảnh người dân mưu sinh với đủ các nghề khác nhau. Nếu như người dân vùng bị ngập úng của huyện Hưng Nguyên như Hưng Lợi, Hưng Long, Hưng Lam tranh thủ chèo thuyền đi hái những cọng rau muống non tươi bò lên mặt ruộng bị ngập mang ra chợ bán thì người dân vùng Quỳnh Lưu, Diễn Châu lại tranh thủ đi đánh chim trời chạy lũ; người dân ven sông các huyện Thanh Chương, Đô Lương ra sông Lam vớt củi, đánh cá, bắt cua. Một số khác đang tranh thủ ra đồng làm đất, sản xuất vụ Đông với quyết tâm “thua keo này ta bày keo khác”… Mảnh đất xứ Nghệ vốn mưa lắm bão nhiều, người xứ Nghệ cũng nổi tiếng cần cù, chịu khó. Bão lớn, lũ lịch sử đã để lại nhiều đau thương, mất mát cho con người nơi đây nhưng trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhất, con người xứ Nghệ vẫn luôn biết cách vượt khó, vươn lên.
Nguyên Khoa

tin mới

Vinh – thành phố của những giao thoa

Vinh - Nơi hội tụ của những giao thoa

(Baonghean.vn) - Không quá ồn ào, náo nhiệt, không quá vắng vẻ, trầm mặc, thành phố Vinh khiến nhiều người lưu luyến bởi sự cân bằng của những sắc thái. Sự cân bằng, vừa đủ đó chính là kết quả của những giao thoa đặc biệt mà chỉ ở Vinh mới có.

Ngô Thì Nhậm

Thời đại Quang Trung và sự khơi nguồn một giai đoạn sáng tác của Ngô Thì Nhậm

(Baonghean.vn) - Sự xuất hiện của người anh hùng ấp Tây Sơn đã đáp ứng được những khát khao, chờ đợi của Ngô Thì Nhậm. Có thể nói, Quang Trung đã mở ra những cơ hội để tài năng của Ngô Thì Nhậm được thi thố, và Ngô Thì Nhậm đã biết dựa vào thời cuộc để khẳng định năng lực của mình.

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những Trung thu rộn ràng, ấm áp đã được tổ chức hướng về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Để giữa bộn bề cuộc sống, các em nhỏ vẫn có những khoảng trời trong trẻo, hồn nhiên và ấm áp theo cách riêng của mình...